Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 99 - 141)

4. Cơ sở lý luận, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.5.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Mỗi quốc gia trên thế giới lại có những đặc điểm về thể chế Nhà nước, chế độ kinh tế - xã hội khác nhau. Chính vì vậy mà PBXH trong hoạt động XDPL được vận dụng cũng có sự khác nhau ở mỗi quốc gia. Từ kinh nghiệm của một số quốc gia điển hình về PBXH trong hoạt động XDPL, có thể rút ra cho Việt Nam một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, PBXH trong hoạt động XDPL phát huy hiệu quả tốt nhất trong

dân. Đối với Nhà nước pháp quyền như ở Việt Nam thì mọi hoạt động của công dân, hoạt động của bộ máy Nhà nước đều phải tn thủ tính thượng tơn của hiến pháp và luật, trong khuôn khổ pháp luật, tôn trọng quyền con người, quyền cơng dân. PBXH trong hoạt động XDPL góp phần thực hành dân chủ, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, nâng cao ý thức và thực hiện hiệu quả quyền lực của nhân dân. Đồng thời nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, hiệu lực của hệ thống pháp luật, nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan, cơng chức Nhà nước.

Hai là, vai trị tích cực của các tổ chức xã hội, tổ chức tư vấn, tổ chức

nghề nghiệp trong việc tham gia PBXH. Các quốc gia đều coi trọng việc tạo khn khổ pháp luật ổn định, an tồn cho sự tồn tại và hoạt động của tổ chức xã hội, các tổ chức tư vấn làm nhiệm vụ nghiên cứu, nêu kiến nghị của người dân trong hoạch định chính sách và tham gia xây dựng các văn bản QPPL. So sánh với Trung Quốc có thể thấy sự tương đồng về vai trò quan trọng của MTTQ trong hoạt động PBXH. Trong điều kiện một Đảng cầm quyền như hiện nay, cần giữ vững và phát huy vai trò nòng cốt của MTTQ Việt Nam với sự tham gia của các tổ chức thành viên, đặc biệt là các tổ chức chính trị - xã hội (Phụ nữ - Nơng dân - Cơng đồn - Thanh niên, Cựu chiến binh) vừa đại diện quyền lợi của các nhóm trong xã hội đối với xây dựng chính sách pháp luật, vừa đồn kết, tập hợp, vận động quần chúng tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ba là, thông tin cung cấp để thực hiện PBXH cần được đáp ứng kịp

thời, có cơ chế đánh giá và phản hồi từ các cơ quan Nhà nước. Quy định về phản hồi ý kiến phản biện của nhân dân sẽ góp phần thu hút người dân và các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình XDPL sâu sắc hơn. Nhà nước có trách nhiệm tạo ra cơ chế thông tin hai chiều, công khai và minh bạch thông tin, biết lắng nghe, tiếp thu và phản hồi ý kiến một cách thường xuyên và có trách nhiệm đối với các vấn đề đã được lấy ý kiến phản biện.

Bốn là, PBXH phải được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật, tuân

theo những quy định của pháp luật, được pháp luật bảo đảm thực hiện. Chính vì vậy phải xây dựng được một hệ thống các quy định pháp lý đồng bộ, thống nhất tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện PBXH. PBXH giúp cho các văn bản QPPL phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển, góp phần bổ sung những quy định cịn thiếu, cịn bất cập nhằm chuẩn hóa các quy tắc ứng xử, nâng giá trị và chất lượng cuộc sống của người dân.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong xã hội dân chủ hiện đại, người dân đóng vai trị ngày càng quan trọng trong hoạt động hoạch định chính sách, XDPL. Một chính sách nhận được sự quan tâm của người dân trong quá trình xây dựng, ban hành và sự hài lịng của người dân trong q trình thực thi là một chính sách thành cơng. PBXH trong hoạt động XDPL có vai trị quan trọng trong việc thực hành dân chủ, góp phần nâng cao nhận thức và vận dụng có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân.

Tại chương 1, Luận án đã nêu các khái niệm về PBXH cũng như có sự so sánh, phân tích các thuật ngữ liên quan đến PBXH trong hoạt động XDPL thường được dùng hiện nay, từ đó hình thành khái niệm PBXH trong hoạt động XDPL dưới góc nhìn luật học. Đồng thời Chương 1 đã phân loại PBXH trong hoạt động XDPL để làm rõ tầm quan trọng cũng như ý nghĩa thiết thực của PBXH trong xây dựng các văn bản QPPL.

Chương 1 nghiên cứu sự tham gia PBXH của các chủ thể tập trung vào đối tượng là văn bản QPPL, từ đó chỉ ra 06 bước tiến hành PBXH trong hoạt động XDPL do cơ quan nhà nước yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện và 04 bước quy trình PBXH trong hoạt động XDPL do cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện phản biện. Để có cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện PBXH trong hoạt động XDPL của Việt Nam ở chương 2, luận án đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá chất lượng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến PBXH trong hoạt động XDPL.

Chương 1 đã nghiên cứu hoạt động PBXH ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra 04 kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam trong thời gian tới. Đây là cơ sở để nghiên cứu sinh đưa ra những quan điểm, giải pháp mà Luận án mong muốn đạt được tại chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Những kết quả đạt được của phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Cơ sở pháp lý của phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

2.1.1.1. Quy định của Hiến pháp, pháp luật về các quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực dân sự, chính trị; vai trị của các tổ chức, cá nhân trong phản biện xã hội

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị chỉ rõ: "Có

cơ chế thu hút các hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, hoạch định chính sách pháp luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra các dự thảo văn bản pháp luật. Xác định cơ chế PBXH và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với các dự án, dự thảo văn bản QPPL". Đại hội Đảng lần thứ X

(6/2006), đã nêu rõ: “Xây dựng quy chế giám sát và PBXH của MTTQ, các tổ

chức chính trị

- xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ”. Đến đại hội Đảng lần thứ XI (2011) tiếp tục khẳng

định: “thực hiện dân chủ, giám sát, và PBXH”, “coi trọng vai trò tư vấn phản

biện, giám định xã hội cả các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước…”. Quan điểm của Đảng còn

thể hiện: “coi trọng vai trò tư vấn, phản biện của các Hội khoa học kỹ thuật,

khoa học xã hội và văn học, nghệ thuật đối với các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”, và “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trị giám sát và PBXH”.

Thể chế hóa các văn bản của Đảng, pháp luật đã quy định các các quyền cơ bản của cơng dân trong lĩnh vực dân sự, chính trị cũng như vai trị của các tổ chức, cá nhân trong PBXH thơng qua các đạo luật điển hình như: Hiến pháp năm 2013, Luật MTTQ Việt Nam năm 2015, Luật trưng cầu ý dân năm 2015, Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)…

* Đối với cá nhân, công dân:

Tại điều 28, Hiến pháp năm 2013, quy định: “Cơng dân có quyền tham

gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”. Điều này thể

hiện tính chất dân chủ ở Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được tơn trọng và bảo vệ. Mọi người được nói lên quan điểm, tư tưởng, ý kiến của mình với chính sách và pháp luật của Nhà nước trong nhiều lĩnh vực, trong đó: “tổ

chức, cá nhân trong nước có quyền tham gia ý kiến và giám sát hoạt động quy hoạch đô thị; tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia ý kiến về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình trong hoạt động quy hoạch đơ thị” (Điều 8, Luật quy hoạch đô thị năm 2015). Quyền công dân được nâng lên khi

điều 5, Luật trưng cầu ý dân năm 2015 quy định: “Công dân nước Việt Nam

đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (trừ một số trường hợp luật định)”. Trưng cầu ý dân phải bảo đảm để nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí của

mình trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

* Đối với MTTQ Việt Nam và các thành viên của MTTQ Việt Nam:

Tại điều 9, Hiến pháp năm 2013 quy định: “MTTQ Việt Nam là cơ sở

chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, PBXH…; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân

dân”. Do đó: “Trong q trình xây dựng văn bản QPPL, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để MTTQ Việt Nam tham gia góp ý kiến; tiếp thu và phản hồi kiến nghị của MTTQ Việt Nam theo quy định của pháp luật” (điều 21, Luật MTTQ Việt

Nam năm 2015). Ngoài ra, khoản 1, điều 6, Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định như sau: “MTTQ Việt Nam,

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản QPPL và dự thảo văn bản QPPL”.

* Đối với các tổ chức xã hội khác:

Điều 23, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội quy định: “Hội có quyền tư vấn, phản biện và giám định

xã hội theo đề nghị của cơ quan Nhà nước”; “tham gia ý kiến vào các văn bản QPPL có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực Hội hoạt động”. Ngoài ra, Điều 34

của Nghị định cũng ghi nhận các quyền có tính chất đặc thù như sau: “tham

gia xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực hoạt động của Hội; Tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chính sách, chương trình, đề tài, dự án do cơ quan Nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của Thủ tướng Chính phủ”.

Trong số các tổ chức Hội, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và Phịng Thương mại & cơng nghiệp (VCCI) thể hiện rõ nét vai trị của mình trong PBXH:

(1) VUSTA: Nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội đã được xác định ngay trong Điều lệ của VUSTA, được cụ thể hóa trong Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/1/2002 về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của VUSTA và được thay thế bằng Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg ngày 14/2/2014.

(2) VCCI: với tư cách là tổ chức Hiệp hội doanh nghiệp quốc gia đã khẳng định vai trò và năng lực phản biện của mình khi liên tục được ghi nhận trong các văn bản pháp lý về việc “tham gia ý kiến với cơ quan Chính phủ,

UBND cấp tỉnh trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh;... tập hợp ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa đại diện các nhà doanh nghiệp với cơ quan Chính phủ để trao đổi các vấn đề có liên quan tới hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp”.

Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, ngày 14/5/2016 tiếp tục khẳng định vai trò của VCCI khi quy định về trách nhiệm của cơ quan lập đề nghị và cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản. Đó là, khi có hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản QPPL, hồ sơ dự án, dự thảo văn bản QPPL liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, các cơ quan đó phải có trách nhiệm gửi hồ sơ đến VCCI để lấy ý kiến. Ngoài ra, Nghị định còn quy định rõ hơn về các viện nghiên cứu, trường đại học, hội, hiệp hội, tổ chức khác có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học có quyền tham gia trong quá trình lập đề nghị xây dựng cũng như trong soạn thảo văn bản QPPL với hoạt động đánh giá tác động của chính sách trong dự án, dự thảo văn bản; soạn thảo văn bản và các hoạt động khác theo đề nghị của cơ quan chủ trì soạn thảo.

* Đối với tổ chức báo chí, truyền thơng:

Hiện nay chưa có văn bản nào quy định về chức năng PBXH của báo chí, mặc dù báo chí, truyền thơng là một chủ thể độc lập có khả năng thực

hiện phản biện, là kênh thông tin, cầu nối, là diễn đàn để các tầng lớp nhân dân có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm xây dựng chính sách, pháp luật một cách công khai, khách quan và sinh động. Luật báo chí năm 2016 chưa quy định một cách trực tiếp nhưng cũng đã nêu rõ tại điều 4: “báo chí làm diễn đàn

thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân”. Đó là quyền được phát biểu

ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác. Luật báo chí năm 2016 đã đặt tiền đề, cơ sở pháp lý để tiếp tục hồn thiện chức năng PBXH của báo chí.

2.1.1.2. Hiến pháp và các văn bản luật quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền của cá nhân, tổ chức khi tham gia phản biện xã hội đối với các văn bản quy phạm pháp luật.

Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và giá trị của các ý kiến phản biện được bảo đảm, ghi nhận tại khoản 2, điều 28, Hiến pháp năm 2013: “Nhà

nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

Cơng dân tham gia XDPL là một hình thức thực hiện quyền của cơng dân trong việc quản lý Nhà nước và xã hội. Ý kiến phản biện phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo văn bản. Trong quá trình soạn thảo văn bản các cơ quan theo nhiệm vụ chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; đăng tải toàn văn dự thảo văn bản và tờ trình trên cổng thơng tin điện tử. Việc lấy ý kiến có thể thơng qua hình thức lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo đề nghị góp ý kiến, tổ chức hội thảo, tọa đàm, thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng

hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý và đăng tải nội dung giải trình, tiếp thu trên cổng thơng tin điện tử để nhân dân biết.

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 99 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w