0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LỚN VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 33 -43 )

Giới thiệu chung về hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.1.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk

2.1.1.1

Tỉnh Đắk Lắk nằm khu vực trung tâm của vùng Tây Nguyên diện tích tự nhiên hơn 13.000 km, dân số 1.872.574 người, gồm 47 dân tộc sinh sống. Tỉnh Đắk Lắk bao gồm 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố, có tọa độ địa lý như sau:

Vị trí địa lý tỉnh Đắk Lắk nằm trong khoảng: Từ 12°14"22" đến 13º29'02" vĩ độ Bắc. - Từ 107°29'06" đến 10859'55" kinh độ Đông.

Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai và Phú Yên; Phía Nam giáp tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng; Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa; Phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông và Vương quốc Campuchia.

Tỉnh Đắk Lắk có cao độ địa hình dao động từ 400 m-800 m so với mực nước biển. Hướng dốc chính thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc với 4 dạng địa hình chỉnh: địa hình vùng núi; địa hình cao nguyên Buôn Ma Thuột – MĐrắk, Buôn Đôn, Cư M'gar, Krông Ana, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột.

Tỉnh Đắk Lắk có hệ thống sông suối dày đặc với 2 hệ thống sông lớn chảy qua đó là hệ thống sông Sêrêpốk - Ia H’Leo và hệ thống sông Ba. Sông Sêrêpốk là chi lưu cấp I của sông Mê Kông có các nhánh chính là Krông Nô, nhánh Krông Na và sông Ia H’Leo, diện tích lưu vực nằm trong địa phận tỉnh Đắk Lắk 11.530 km2

có diện tích toàn lưu vực 13.417 km2, có 2 nhánh ở thượng nguồn chảy qua phía Đông và Đông Bắc của tỉnh là nhánh Krông H’năng và nhánh sông Hinh, diện tích lưu vực sông Ba thuộc tỉnh Đắk Lắk 1.323 km2, chiếm 10,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh

Khí hậu tỉnh Đắk Lắk chia làm 2 mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong thời kỳ này gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Lượng mưa mùa mưa chiếm tới 75-90% tổng lượng mưa cả năm. Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hưởng của Đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn, tới tháng 11. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, trong thời gian này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, khô hạn nghiêm trọng thường xảy ra. Do đặc điểm địa hình và vị trí địa lý của tỉnh chủ yếu nằm ở phía Tây của dãy Trường sơn nên phần lớn chịu tác động chủ yếu của khí hậu Tây Trường Sơn, chỉ có phần phía Đông và Đông Bắc tỉnh là huyện Krông Năng, Ea Kar và MĐrắk là chịu ảnh hưởng của khí hậu trung gian giữa khí hậu Đông và Tây Trường Sơn. Lượng mưa bình quân nhiều năm dao động từ 1.446-2.074 mm.

Nhìn chung khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình; chế độ mưa theo mùa là một trong những yếu tố đặc thù gây ra nhiều loại hình thiên tai hàng năm trên địa bàn tỉnh.

Số lượng CTTL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.1.1.2

Hiện nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có tổng số 785 CTTL (118 đập dâng; 57 trạm bơm và 610 hồ chứa nước với tổng dung tích khoảng 650 triệu m3). Diện tích tưới trực tiếp từ CTTL 150.116 ha (tưới lúa Đông Xuân 37.184 ha, tưới lúa Mùa 50.466 ha, tưới cà phê 58.306 ha, tưới hoa màu và cây khác 4.160 ha).

Trong tổng số 785 CTTL nêu trên, các đập dâng và các trạm bơm đều là các CTTL nhỏ. Với 610 hồ chứa các loại, căn cứ định nghĩa đã nêu tại chương I, cũng như QĐ số 1821/QĐ-UBND ngày 11/7/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành danh mục hồ chứa nước thủy lợi lớn, vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì có 64 hồ chứa nước lớn, 239 hồ chứa nước vừa, 297 hồ chứa nước nhỏ, số còn lại không phân loại (do quá nhỏ) là 85 hồ.

Các CTTL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện được phân cho nhiều đối tượng quản lý khai thác, bao gồm Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk, các Tổ chức thủy lợi cơ sở trực thuộc UBND cấp huyện, các công ty TNHH MTV Cà phê, Cao su, các đơn vị sự nghiệp, Công an, Quân đội. Trong luận văn này, tác giả xin phân thành 02 nhóm đối tượng quản lý khai thác, đó là: Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk quản lý 340 công trình các loại và các tổ chức còn lại là 445 công trình.

Hiện trạng công trình

2.1.1.3

a. Các công trình do các Tổ chức thủy lợi cơ sở trực thuộc UBND cấp huyện, các công ty TNHH MTV Cà phê, Cao su, các đơn vị sự nghiệp, Công an, Quân đội quản lý

Tổng số công trình do các tổ chức này quản lý là 445 công trình các loại, trong đó có 21 công trình lớn, 93 công trình vừa và 329 công trình nhỏ và công trình không được phân loại. Do công trình xây dựng đã lâu, tiêu chuẩn thiết kế, thi công lạc hậu, công tác quản lý vận hành còn hạn chế do vậy đến nay hầu hết đã bị xuống cấp theo nhiều cấp độ khác nhau (trừ các công trình mới được đầu tư sửa chữa nâng cấp), cụ thể như sau:

Hồ chứa: hầu hết lòng hồ đều chưa cắm mốc ranh giới bảo vệ công trình nên hầu như toàn bộ các vùng phụ cận bảo vệ lòng hồ đầu bị nhân dân lấn chiếm canh tác, có một số diện tích đất trong lòng hồ đã được địa phương cấp quyền sử dụng đất nên công trình không thể tích nước theo thiết kế. Do

lưu vực nhỏ lại là khu canh tác cây công nghiệp nên hầu hết lòng hồ hiện tượng bồi lắng diễn ra rất nhanh và gây nên tình trạng hạn hán cung như tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn do mưa lũ. Mặt khác do rừng phòng hộ đầu nguồn ngày càng cạn kiện, thảm phủ thực vật trong lưu vực thay đổi mạnh do tình trạng chuyển đổi từ rừng tự nhiên sang trồng cây công nghiệp do đó tình trạng lũ lụt lòng hồ về mùa mưa lũ và hạn hán về mùa kiệt thường xuyên xảy ra, qua công tác điều tra chúng tôi thấy hầu như các hồ đều xảy ra tình trạng hán hán với các mức độ khác nhau.

Đập đất: nhìn chung các đập đất có chiều cao thấp và có một số công trình đã được sửa chữa nâng cấp, tuy nhiên số lượng còn rất ít. Còn lại chủ yếu là đã biểu hiện xuống cấp ở nhiều cấp độ khác nhau, cụ thể:

- Mái thượng lưu: Chủ yếu là mái đất, được bảo vệ bằng trồng cỏ nhưng nay cây dại đã mọc um tùm, do tác động của mực nước hồ hầu hết mái thượng lưu đã bị biến dạng: xói lở, xô lệch, .. Rất nhiều đập mái thượng lưu bị xói thẳng đứng

- Mái hạ lưu: hiện tượng thấm nhiều, thấm mạnh, cây cỏ mọc dày đặc, thậm chí có rất nhiều cây có đường kính phổ biến từ 10cm - 20cm (cá biệt nhiều cây đường kính khoảng 30cm – 40cm). Hầu hết chân mái đập và vùng phụ cận bảo vệ công trình bị nhân dân lấn chiếm trồng cây công nghiệp như Cà phê, tiêu, hoặc đào ao nuôi cá … đe doạ đến ổn định mái hạ lưu cũng như tổng thể công trình.

- Đỉnh đập: Chủ yếu là bằng đất, một số đỉnh đập kết hợp giao thông nên bị xói lở, lồi lõm thành nhiều ổ gà đi lại rất khó khăn và xuống cấp nhanh chóng.

- Đánh giá an toàn lũ: Một số đập trong quá trình khai thác, vận hành đã từng bị nước lũ tràn qua đỉnh đập, hoặc mấp mé đỉnh đập (huyện Ea H’leo, Krông Năng) gây nguy hiểm đến an toàn đập. Hầu hết các công trình đều được xây dựng từ những năm 90 của thể ký trước tài liệu tính toán còn nhiều hạn chế. Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các công trình đầu mối rất cao.

- Tràn xả lũ: tràn xả lũ của các công trình chủ yếu là tràn tự do, qui mô tràn nhỏ. Hiện trạng hầu hết là tràn đất, một số tràn đã được gia cố bằng bê tông. Các tràn đất cây cối mọc dày dặc, lòng tràn bị xói lở thành nhiều rãnh sâu, cửa vào các tràn một số công trình bị bồi lắng gây cản trở rất lớn đến khả năng thoát lũ. Các tràn bị hư hỏng nặng đến hư hỏng hoàn toàn bể tiêu năng và sân sau, có nhiều tràn xói sâu vào gần đến tim đập nguy cơ ngây mất an toàn đến công trình đầu mối trong mùa mưa lũ. Một số công trình có tràn xả lũ điều tiết bằng cửa van phẳng. Các cửa van còn tốt, thân tràn, dốc nước được gia cố bằng bê tông hoặc BTCT. Hầu hết các công trình này mới được sửa chữa trong những năm gần đây nên chất lượng đảm bảo. Tuy nhiên Quy trình vận hành điều tiết thì chưa có công trình nào được lập.

- Cống lấy nước và cống xả: Khoảng gần 60% công trình đều có cống lấy nước hoặc cống xả, chủ yếu là các cống tròn chảy có áp, có đường kính phổ biến từ 30cm – 40cm, điều tiết bằng van đĩa hạ lưu, có một số cống đóng mở bằng van phẳng thượng lưu. Do công tác quản lý vận hành chưa được khoa học nên hầu hết các cống đều bị rò rỉ nước, một số bị hỏng hoàn toàn phải sửa chữa cấp bách. Các bộ phận cửa vào cửa ra hầu hết bị hư hỏng nặng, hầm chứa van bị ngập nước, tường bê tông bị gãy vỡ ….

- Kênh và các công trình trên kênh: hệ thống kênh đã được kiên cố hoá tương đối nhiều nhưng công tác quản lý có nhiều hạn chế nên kênh bị hư

hỏng nhiều, bị bồi lắng, các thiết bị cơ khí hầu hết đã hư hỏng nhiều. Các kênh bằng đất hầu hết đã bị bồi lấp, xói lở, cây cỏ dại mọc um tùm, dày đặc. Hanh lang bảo vệ kênh bị lấn chiếm hoàn toàn. Nhiều công trình không có kênh mà nước được cấp qua cống xả xuống lòng suối, được cấp lại vào ruộng nhờ các đập bổi.

Hành lang công trình: hành lang công trình hầu như toàn bộ chưa được cắm mốc ranh giới bảo vệ công trình. Vì vậy vùng phụ cận bảo vệ công trình đã bị nhân dân lấn chiếm trồng cây, canh tác. Đặc biệt hạ lưu đập đất ở một số hồ bị nhân dân đào ao nuôi cá sát chân đập, một số hồ chứa nhân dân trồng cây lấy gỗ lên mái đập, làm nhà trong lòng hồ, trên đỉnh đập … Chính sự xâm hại này đe doạ nghiêm trọng đến an toàn cho công trình đặc biệt là vào mùa mưa lũ khi mực nước trong hồ đang ở MN cao nhất, điều này là nguyên nhân chính gây nên tình trạng xuống cấp nhanh chóng và nghiêm trọng của các công trình.

b. Công trình do Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk quản lý

Tổng số công trình do các tổ chức này quản lý là 342 công trình các loại, trong đó có 43 công trình lớn, 146 công trình vừa và 153 công trình nhỏ. Hồ chứa: hiện nay, việc lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình xảy ra khá phổ biến, nhiều công trình trước đây khi nâng cấp chủ đầu tư chưa đền bù thỏa đáng cho người dân nên khi tích nước đã xảy ra kiện cáo, rất khó khăn cho công ty trong việc điều tiết nước. Nhiều công trình địa phương đã cấp quyền sở hữu đất vào cả lòng hồ. Việc cắm mốc ranh giới bảo vệ công trình vẫn chưa thực hiện được do không có kinh phí. Rất nhiều hồ chứa nhỏ phục vụ tưới cho cây công nghiệp đã vượt quá khả năng thiết kế do diện tích cây cà phê phát triển quá nhanh, một mặt do lượng nước ngầm ngày càng giảm đã

nhiều công trình mặc dù đạt mực nước thiết kế song vẫn thiếu nước vào cuối vụ.

Đập đất: từ khi tiếp nhận công trình, công ty đã tổ chức phát dọn, đặc biệt là các công trình đầu mối, tuy nhiên đến nay vẫn còn một số công trình người dân trồng cây trên mái đập vẫn chưa xử lý được. Nhiều công trình mái thượng còn chưa được gia cố nên bị sạt lở nghiệm trọng, hiện tượng thấm qua thân đập xảy ra nhiều ở một số công trình, mặt đập kết hợp làm đường giao thông cũng không được gia cố nên rất nhiều công trình bị hư hỏng, xuống cấp ảnh hưởng lớn đến đi lại cũng như an toàn của công trình

Đập dâng: rất nhiều đập dâng do trước đây hầu hết được xây dựng bằng đá xây, sau một thời gian sử dụng đã bị xuống cấp, hiện tượng thấm và rò rỉ nước ở hai bên tường và đáy xảy ra khá phổ biến.

Hệ thống kênh mương do công ty quản lý, thì phần kênh chính cơ bản đã được bê tông hóa, tuy nhiên phần kênh nhánh và kênh mương nội đồng hầu hết còn là kênh đất, các công trình trên kênh thì bị hư hỏng nhiều, đặc biệt là các thiết bị đóng mở bị mất cắp, một số người dân phá để lấy nước, gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, điều tiết nước, đặc biệt là những năm hạn hán.

Diện tích tưới, tiêu, quy mô số lượng công trình thủy lợi vừa và lớn 2.1.2.

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Tổng số CTTL vừa và lớn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là 303 công trình, với tổng trữ lượng nước khoảng 579.035.000 m3

nước, đảm bảo tưới cho gần 73.000 ha cây trồng các loại. Trong đó: CTTL lớn: 64 công trình, tổng trữ lượng nước khoảng 467.180.000 m3

nước, đảm bảo tưới cho hơn 44.000 ha cây trồng các loại; CTTL vừa: 239 công trình, tổng trữ lượng nước khoảng 112.17.000 m3 nước, đảm bảo tưới cho hơn 28.000 ha cây trồng các loại

Bảng 2.1. Danh mục công trình thủy lợi lớn và vừa được phân cấp quản lý

TT Tên hồ chứa

Tổng số công

trình

Năng lực tƣới thực tế (ha)

Lúa Cây công nghiệp Hoa màu và cây khác Tổng

A Công trình thủy lợi lớn 64 28,402 14,455 1,386 44,243

I Công ty TNHH MTV QLCT

Thủy lợi Đắk Lắk quản lý 43 26,477 9,362 1,266 37,105

II Các tổ chức khác quản lý 21 1,925 5,093 120 7,138

2.1 UBND cấp huyện quản lý 3 200 400 120 720

1 Huyện Krông Buk 1 - 50 - 50

2 Huyện Krông Năng 1 - 150 - 150

3 Huyện Krông Pắc 1 100.00 - 60.00 160

2.2 Các tổ chức kinh tế khác 18 1,725 4,693 - 6,418

B Công trình thủy lợi vừa 239 11,631 16,655 397 28,683

I Công ty TNHH MTV QLCT Thủy lợi quản lý 146 8,628 11,612 177 20,417

II Các tổ chức khác quản lý 93 3,175 5,069 220 8,464

2.1 UBND cấp huyện quản lý 51 3,003 5,043 220 8,266

1 Huyện Buôn Đôn 1 145 30 - 175

2 Thị xã Buôn Hồ 7 - 511 - 511

3 Thành phố Buôn Ma Thuột 3 18 175 110 303

4 Huyện Cư Kuin 1 65 20 - 85

5 Huyện Ea Kar 3 308 60 - 368

6 Huyện Krông Ana 3 653 30 - 683

7 Huyện Krông Bông 2 172 26 - 198

8 Huyện Krông Buk 7 - 584 - 584

9 Huyện Krông Năng 12 108 704 - 812

10 Huyện Krông Pắc 4 - 180 - 180

11 Huyện M'đrăk 8 65 403 - 468

2.2 Các tổ chức kinh tế khác 42 2,044 4,844 100 6,988

Những thuận lợi và khó khăn về công tác quản lý khai thác và bảo vệ 2.1.3.

các công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Thuận lợi

2.1.3.1

Tỉnh Đắk Lắk nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với lượng mưa hàng năm tương đối lớn từ 1600mm-2000mm, mật độ sông suối lớn, địa hình đa dạng nên Đắk Lắk là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về thủy lợi và thủy điện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Với vị trí địa lý là trung tâm vùng Tây Nguyên, do đó Đắk Lắk luôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LỚN VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 33 -43 )

×