0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LỚN VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 72 -88 )

công trình thủy lợi lớn và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Những kết quả đạt được 2.3.1.

Bộ máy QLNN về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi từ cấp Sở đến địa phương đã không ngừng tăng cường, củng cố và phát triển qua các thời kỳ, thực hiện tốt nhiệm vụ QLNN trong chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về quản lý khai thác và bảo vệ CTTL. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp tổ chức bộ máy được chú trọng.

tốt SX nông nghiệp, dân sinh kinh tế xã hội trước mọi diễn biến phức tạp của khí hậu thời tiết.

Công tác tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ CTTL được tổ chức và thực hiện tốt. Công tác tuyên truyền pháp luật về khai thác và bảo vệ CTTL được các cấp các ngành quan tâm và tổ chức thường xuyên với những hình thức và nội dung thiết thực

Những hạn chế, tồn tại

2.3.2.

Về mặt tổ chức bộ máy Quản lý nhà nước

2.3.2.1

a. Chi cục thủy lợi

Với cơ cấu tổ chức hiện nay, tại Sở NN&PTNT bộ phận giúp Sở quản lý về mặt NN về mặt thủy lợi là Chi cục Thủy lợi, với trình độ chuyên môn cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu (có trình độ Đại học và trên Đại học), tuy nhiên cơ cấu các phòng trong chi cục và số lượng cán bộ hiện vẫn còn tương đối mỏng, vị trí việc làm có sự thay đổi, biên chế còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong khi khối lượng công việc đảm nhận tương đối nhiều

b. Các phòng chuyên môn giúp việc cho UBND cấp huyện

Bộ phận tham mưu cho UBND cấp huyện QLNN về mặt thủy lợi thường là phòng NN & PTNT (14/15 địa phương, chỉ có UBND thành phố Buôn Ma Thuột nhiệm vụ trên giao cho phòng Kinh tế thực hiện). Tuy nhiên hầu hết các cán bộ trực thuộc phòng NN & PTNT (hoặc phòng Kinh tế) dù có trình độ Trung cấp hay Đại học nhưng lại không phải có trình độ chuyên môn về thủy lợi. Trình độ cán bộ phụ trách công tác thủy lợi của các phòng trực thuộc UBND cấp huyện, chỉ có 5/15 địa phương có cán bộ phụ trách công tác có trình độ chuyên môn phù hợp (chiếm tỷ lệ 33,3%), đây là con số rất thấp. Trong số những địa phương có cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp thì chỉ

có 03/05 địa phương (60%) có trình độ đại học và trên đại học. Với thực trạng trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tham mưu chuyên sâu các vấn đề liên quan đến thủy lợi, đặc biệt là trong công tác đảm bảo an toàn cho công trình, một công tác được ưu tiên hàng đầu trong quản lý và bảo vệ CTTL.

Về tổ chức và năng lực của hệ thống trực tiếp quản lý vận hành

2.3.2.2

Công trình thủy lợi

Công ty TNHH MTV QLCT Thủy lợi Đắk Lắk a.

Với vai trò là Doanh nghiệp NN thực hiện các nhiệm vụ chính trị của UBND tỉnh giao, trong những năm qua Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk đã không ngừng nỗ lực cải thiện mô hình tổ chức hoạt động cho phù hợp với các yêu cầu nhiệm vụ mới cũng như các phù hợp với các quy định của Pháp Luật, đặc biệt là những quy định về năng lực trong quản lý, khai thác CTTL của NĐ số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi kể từ ngày 01/7/2018. Trình độ các cán bộ của công ty không ngừng được nâng cao, hàng năm công ty đều bố trí kinh phí cử các cán bộ đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn cũng như bồi dưỡng thêm các kiến thức nhằm hỗ trợ thêm cho công tác quản lý và vận hành công trình. Tuy nhiên, thống kê năng lực quản lý vận hành các CTTL của Công ty TNHH MTV QLCT Thủy lợi dễ dàng nhận thấy dù các cán bộ để đáp ứng theo yêu cầu của NĐ số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 là đủ, tuy nhiên sự phân bổ các cán bộ để đáp ứng năng lực của từng công trình lại không đồng đều, có những chi nhánh tập trung nhiều kỹ sư thủy lợi nhưng có những chi nhánh lại chỉ có 01 kỹ sư thủy lợi, đây là sự bất cập và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự quản lý vận hành công trình đạt hiệu quả.

Các tổ chức thủy lợi cơ sở b.

phải tiếp tục củng cố là 15 tổ chức, trình độ nhân lực của bộ máy quản lý có 19 đại học, 06 cao đẳng, 19 trung cấp, 16 sơ cấp. Về bộ máy quản lý phù hợp với quy định hiện hành (theo Luật Hợp tác xã và các quy định có liên quan) nhưng chưa thống nhất giữa các xã hoặc giữa các huyện với nhau. Có nơi việc quản lý, chỉ đạo, điều hành SX còn mang tính mệnh lệnh hành chính. Việc phân cấp quản lý khai thác CTTL triển khai chậm. Vai trò của người hưởng lợi chưa được đề cao, phối hợp trong việc quản lý điều hành các CTTL giữa cơ quan quản lý ngành và chính quyền địa phương các cấp còn nhiều bất cập. Tổ chức quản lý thủy nông ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được vai trò của cộng đồng tham gia trong công tác quản lý khai thác CTTL. Các phong trào người dân làm thủy lợi ngày nay hầu như không còn, đặc biệt từ khi không còn quy định lao động nghĩa vụ công ích

Xét về năng lực của các HTX nông nghiệp có dịch vụ thủy lợi quản lý đập, hồ chứa nước, trạm bơm nhỏ cơ bản phù hợp với quy định, nhưng năng lực một số HTX nông nghiệp có dịch vụ thủy lợi quản lý đập, hồ chứa nước vừa và lớn thì chưa đáp ứng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 NĐ số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018: b) Hồ chứa có dung tích trữ từ 500.000 m3

đến dưới 1.000.000 m3, phải có 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập” . Một số địa phương số lượng công trình ít nếu thành lập tổ chức thủy lợi cơ sở thì khó khăn về kinh phí chi trả cho công tác quản lý vận hành.

Một khó khăn nữa là thiếu nguồn cán bộ tham gia đào tạo chuyên môn cho tổ chức thủy lợi cơ sở, vì cán bộ tổ chức thủy lợi cơ sở hiện nay đều đã lớn tuổi không thể đi học trung cấp, cao đẳng được, học sinh PTTH mới ra trường thì không phải thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở.

Những khó khăn khi thực hiện một số chính sách pháp luật

2.3.2.3

a. NĐ số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết về giá SPDV thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng SPDV CITL

Về diện tích được hỗ trợ tiền sử dụng SPDV CITL phải có bản đồ giải thửa, tuy nhiên với thực tế hiện nay có khoảng 35% diện tích được phục vụ bởi các CTTL trên địa bàn chưa có bản đồ giải thửa (phần diện tích này chủ yếu nằm tập trung trên địa bàn 02 huyện là Ea Súp và Ea Kar, các huyện còn lại có nhưng không đáng kể). Nguyên nhân được xác định có 02 nguyên nhân, thứ nhất là chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng, dù đã lấy nước từ các CTTL từ khá lâu, nguyên nhân thứ hai là do các bản đồ giải thửa đã được đo cách đây một thời gian khá lâu, trên dưới 30 năm, do đó không còn phù hợp với hiện trạng khu tưới cũng như tình hình sử dụng đất ngày nay. Đây là nguyên nhân gây rất nhiều khó khăn cho các tổ chức quản lý khai thác CTTL khi thực hiện công tác quyết toán với Sở Tài chính.

Về công tác Xây dựng phương án giá SPDV CITL và SPDV thủy lợi khác còn nhiều bất cập, các hướng dẫn của Bộ Tài chính còn chung chung, mơ hồ chủ yếu thực hiện công tác tập hợp hồ sơ chứng từ hợp lệ đã thực hiện từ các năm trước đó, đây là điều rất bất cập vì các tổ chức quản lý khai thác hiện nay được sử dụng kinh phí hỗ trợ của NN và kinh phí này chỉ đủ thực hiện một số nội dung cơ bản chứ chưa thể phản ánh được nguyên tắc tính đúng tính đủ của phương án giá. Mặt khác các phương án giá SPDV thủy lợi khác có nhiều loại hình chưa được thực hiện thì cũng chưa có cơ sở để xác định phương án giá.

Về quy trình, thủ tục, xây dựng, gửi hồ sơ, ban hành mức giá: vào 30/6 năm trước năm kế hoạch, Bộ Tài chính mới ban hành giá tối đa SPDV CITL

thể giá SPDV thủy lợi thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý sau khi được HĐND cùng cấp thông qua trên cơ sở giá tối đa SPDV CITL do Bộ Tài chính quy định. Trong khi đó, 1 năm HĐND tỉnh họp 2 lần (1 lần vào 31/5 và lần 2 vào cuối năm), vì vậy, để UBND tỉnh QĐ cụ thể giá SPDV thủy lợi nhanh nhất thì cũng vào cuối năm trước năm kế hoạch hoặc đầu năm kế hoạch. Nhưng theo Khoản 1, Điều 14, Thông tư 73/2018/TT-BTC ngày 15/8/2018 của Bộ Tài chính quy định về Kế hoạch tài chính: Hàng năm trước ngày 30/6, các đơn vị khai thác CTTL thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL thuộc tỉnh phải trình Kế hoạch Tài chính cho sở Tài chính thẩm định. Do đó, tại thời điểm này, Công ty không biết xây dựng theo mức giá SPDV thủy lợi nào. Nếu lấy mức giá cụ thể dự kiến cho năm kế hoạch thì chưa đủ cơ sở (do chưa thông qua HĐND). Còn lấy mức giá đang áp dụng thì khả năng phải điều chính Kế hoạch tài chính nếu mức giá năm kế hoạch thay đổi so với năm trước.

b. Nghị định 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thuỷ lợi:

Theo khoản 3, Điều 3 của NĐ có nêu; “Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng QLNN về thủy lợi (sau đây gọi là cơ quan được giao quản lý tài sản)” tuy nhiên tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay đang có sự nhầm lẫn giữa chức năng QLNN về thủy lợi và chức năng quản lý vận hành công trình do đó việc thực hiện phân cấp quản lý CTTL trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo quy định của Luật Thủy lợi vẫn chưa thực hiện được, dù cơ quan soạn thảo đã dự thảo lần 06 nhưng vẫn chưa được thông qua. Nguyên nhân do Sở NN&PTNT đã dự thảo giao Sở NN&PTNT quản lý CTTL trừ những công trình được giao cho UBND cấp huyện quản lý, điều này đã mâu thuẫn với Điều 7, NĐ 129/NĐ-CP; “Việc giao quản lý tài sản, quản lý, sử

dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đã tính thành phần vốn NN tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn NN đầu tư vào SX, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật chuyên ngành về thủy lợi và pháp luật có liên quan” khi công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk đã được UBND tỉnh giao quản lý và hình thành vốn tại Doanh nghiệp

Việc xác định giá trị còn lại của CTTL hiện đang gặp rất nhiều khó khăn cho các đơn vị quản lý khai thác, theo điểm a), khoản 3, Điều 10, NĐ 129/NĐ-CP có nêu: “Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi chưa có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì xác định theo giá quy ước do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định trên cơ sở giá trị của công trình có cấp kỹ thuật tương đương”. Tuy nhiên từ khi có hiệu lực cho đến nay thì Bộ NN&PTNT vẫn chưa ban hành được trong khi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay có rất nhiều công trình được xây dựng từ rất lâu, qua nhiều đơn vị quản lý, khai thác nên hồ sơ đã không còn, do đó rất cần giá quy ước để thực hiện công tác quản lý tài sản theo đúng quy định.

c. Một số quy định tại NĐ 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 09 năm 2018 của Chính phủ Về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi:

Theo các nội dung được quy định tại NĐ 114/2018/NĐ-CP và Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT có quy định những công việc mà Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý các CTTL cần phải thực hiện ngay hoặc có lộ trình thực hiện (thường thì hạn trễ nhất là 05 năm kể từ khi các văn bản trên có hiệu lực), gồm những công việc như: Kiểm định an toàn đập; Lập Quy trình vận hành hồ chứa nước; Cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình; Lắp đặt hệ thống

đập; thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước; Lập quy trình Bảo trì cho các công trình; Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập

Tuy nhiên đây là các công việc cần phải có kinh phí mới thực hiện được, trong khi tỉnh Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, hiện đang là địa phương phải xin hỗ trợ kinh phí từ TW trong những năm qua, do đó sẽ không có kinh phí để bố trí thực hiện các nội dung như nêu ở trên. Đối với các tổ chức quản lý, khai thác CTTL còn khó khăn hơn, khi kinh phí cấp bù hiện nay chỉ đủ để trả lương cho đội ngũ quản lý vận hành, phần còn lại để thực hiện công tác duy tu,bảo dưỡng các hư hỏng công trình. Những bất cập trong việc xây dựng phương án giá SPDV CITL và SPDV thủy lợi khác vẫn chưa thực hiện được (đã nêu ở phần trên) thì các tổ chức quản lý khai thác càng không có kinh phí để thực hiện các nội dung theo quy định.

Theo tổng hợp của Chi cục Thủy lợi - Sở NN&PTNT, trong đợt kiểm tra công trình trước mùa mưa bão năm 2021 với số lượng 535 đập, hồ chứa nước thì số lượng Đập đất bị hư hỏng xuống cấp là 90 cái, Tràn xả lũ chưa được kiên cố và hư hỏng là 62 cái, Cống lấy nước bị hư hỏng là 29 cái

Bảng 2.10. Tổng hợp các công trình xuống cấp, hư hỏng

TT Loại

Thông số kỹ thuật

Đập chính Tràn xả lũ Cống lấy nƣớc

Sạt trƣợt Thấm Nứt Lớp gia cố Thân tràn Bể tiêu

năng Khả năng xả lũ Hỏng thân cống Thấm qua mang cống Hỏng tiêu năng sau cống hỏng cửa van Hạ lưu Thượng lưu Nhẹ Nặng Ngang đập Dọc đập Chưa Bị hỏng Nhẹ Nặng Bị xói Bị vỡ Nhẹ Nặng 1 Lớn 2 0 3 0 0 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 0 1 2 Vừa 15 15 11 4 0 0 21 4 7 10 5 1 1 4 1 2 3 3 Nhỏ 41 46 9 5 0 0 45 2 20 20 11 6 3 4 2 1 7 Tổng 58 61 23 9 0 0 66 7 27 31 17 7 0 4 8 3 3 11

Nguyên nhân của những hạn chế 2.3.3.

Bộ máy QLNN từ cấp tỉnh cho đến các địa phương vẫn còn

2.3.3.1

nhiều tồn tại, bất cập.

Chi cục Thủy lợi - Sở NN&PTNT a.

Tuy trình độ các cán bộ công chức của chi cục đã cơ bản đủ đáp ứng được yêu cầu của công việc, tuy nhiên bộ máy của chi cục Thủy lợi vẫn hoàn thiện, hiện vẫn còn thiếu phòng Quản lý khai thác công trình, mặt khác sự phân bố nhân sự chưa thật sự khoa học và thường xuyên thay đổi vị trí làm việc, ngoài ra số lượng cán bộ định biên hiện vẫn đang còn thiếu trong khi lượng công việc ngày càng lớn, để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao đảm bảo tiến độ và chất lượng, nhiều công chức phải nỗ lực làm việc ngoài giờ hành chính.

Cơ sở dữ liệu lĩnh vực chuyên ngành chưa được xây dựng và cập nhật đồng bộ mang tính hệ thống hóa, vì vậy chưa đảm bảo tính chính xác, kịp thời phục vụhiệu quả công tác QLNN chuyên ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LỚN VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 72 -88 )

×