Công cụ lao động, kỹ thuật và năng lƣợng

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 27)

1. Đời sống vật chất các tộc ngƣời Chứt

1.4.Công cụ lao động, kỹ thuật và năng lƣợng

- Công cụ lao động và sinh hoạt

Với nền nông nghiệp hỏa canh, nên công cụ lao động của các tộc ngƣời ở đây rất thô sơ, chủ yếu vẫn là chiếc rựa, rìu, gậy chọc lỗ, cái cuốc nhỏ để làm cỏ và chăm bón cây và các loại đồ đan nhƣ gùi, khoóng đựng hạt giống và dùng làm dụng cụ đựng lúa khi thu hoạch.

+ P’ rạ: sử dụng để phát rẫy.

+ P, rìu/tồ cộ: là công cụ xuất hiện từ rất sớm trong đời sống sinh hoạt của những tộc ngƣời thiểu số nói chung, nó dùng để chặt cây hoặc bửa củi…

+ Cừn cá mó-l: có nhiều kích cở khác nhau, đƣợc làm bằng tre hoặc gỗ cứng. Phổ biến là loại làm bằng gỗ với kích thƣớc khoảng 1,2 – 1,5m, một đầu vót nhọn, sử dụng để chọc lỗ dƣới đất để tra hạt.

+ Kho-óng: là dụng cụ đồng bào mang theo để đựng các thứ khi đi rẫy, chúng có hình xoắn ốc, đƣợc đan bằng mây theo lối lồng 1, cố kết bởi khung tre dựng đứng xung quanh, phần miệng đƣợc đan dày hơn phần thân.

+ Pài: là loại gùi đƣợc làm bằng mây, đùng đình (cao 30 cm), miệng tròn, dùng đựng hạt giống và thƣờng đƣợc phụ nữ đeo bên hông khi trĩa hạt, loại lớn dùng để đựng khoai sắn…

Ngoài ra, công cụ dùng trong sản xuất còn mủng (kế cấu), dần (kế cần), nong (kế cà đong), nia (kế đén), cối, chày… Ngày nay, với sự phát triển của nền nông nghiệp lúa nƣớc, công cụ lao động của các tộc ngƣời ở đây đã có thay đổi, nhiều công cụ sản xuất đƣợc cải tiến hơn nhƣ xe rùa, cuốc, xẻng, cày, bừa, máy xay lúa…

- Các loại vũ khí trong săn bắn:

Hình 4: Vũ khí săn bắn Cung ná

+ Cung ná: Ở ngƣời Chứt việc sử dụng ná đƣợc phổ biến rộng rãi, nó nhƣ là loại vũ khí đa tính năng, ngoài chức năng săn bắn, ná còn là vũ khi phòng thủ

khi đi rừng rất hứu ích của đồng bào, là vật trang trí thể hiện sức mạnh của ngƣời đàn ông.

+ Các loại bẫy: Việc sử dụng lao và các loại bẫy rất phổ biến, nó mang lại nguồn thực phẩn đáng kể đối với đồng bào.

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 27)