2. Một số nhận xét, đánh giá về đời sống văn hóa vật chất của ngƣời Chứt trên địa
2.3. Các giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cho
cho ngƣời Chứt theo quan điểm ảng
Nhƣ chúng ta đã thấy, những khó khăn vƣớng mắc trong việc cải thiện đời sống vật chất ngƣời Chứt ở đây một phần là do điều kiện tự nhiên khó khăn, khắc nghiệt; nhƣng nguyên nhân chủ yếu vẫn là ý thức của đồng bào còn quá thấp. Vì vậy cần phải đƣa ra các chính sách toàn diện về phát triển kinh tế lẫn phát triển nguồn lực con ngƣời.
* Chính sách về phát triển kinh tế - Quy hoạch vùng chăn nuôi:
Chăn nuôi trâu, bò: ở các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi về đồng
cỏ, tập trung đầu tƣ cho các trang trại chăn nuôi trâu bò có từ 100 con trở lên, kết hợp trồng cỏ và cải tạo đồng cỏ tự nhiên để cung cấp thức ăn.
Chăn nuôi dê: Xây dựng các mô hình chăn nuôi dê tập trung đối với các
vùng có nhiều đồi núi đá vôi.
Bên cạnh đó thúc đẩy thực hiện các vấn đề liên quan để phát triển ngành chăn nuôi nhƣ thức ăn, chuồng trại: Cải tạo các đồng cỏ tự nhiên (quy hoạch phân vùng, chia lô…) luân chuyển chăn nuôi trâu bò hợp lý, tận dụng tốt nguồn tiềm năng sẵn có. Khuyến khích nông dân tận dụng các vùng đất hoang hóa, mạnh dạn chuyển các chân đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cỏ (cỏ voi, cỏ úc….) nhằm giải quyết thức ăn cho trâu bò, phấn đấu tối thiểu mỗi hộ chăn nuôi
từ 250 – 500m . Công tác thú y: Tuyên truyền, hƣớng dẫn nông dân xây dựng chuồng trại hợp lý, đảm bảo vệ sinh, định kỳ tiêm phòng vaccine và vệ sinh chuồng trại để ngăn ngừa dịch bệnh. Thực hiện tốt công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y nhằm hạn chế rủi ro. Xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Đào tạo trung cấp thú y cho mạng lƣới thú y cơ sở các xã, thị trấn, có chế độ phụ cấp để họ an tâm công tác, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
- Quy hoạch vùng kinh tế rừng:
Huyện Tuyên Hóa là vùng có lợi thế về rừng và đất rừng. Tuy nhiên, thu nhập kinh tế từ nghề rừng còn quá thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng rừng và đất lâm nghiệp hiện có; nhận thức của ngƣời dân về phát triển kinh tế lâm nghiệp hiện có; nhận thức của ngƣời dân về phát triển kinh tế lâm nghiệp còn hạn chế. Nhƣ vậy, cần phải có các giải pháp cụ thể và chủ yếu nhƣ sau:
+ Lựa chọn loại cây trồng thích hợp trên những căn cứ điều kiện khí hậu, đất đai và tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn để chọn loài cây phù hợp đảm bảo các tiêu chí về sinh thái: phát triển nhanh, có khả năng thích ứng, chống chịu đƣợc sâu bệnh hại và các điều kiện bất lợi của môi trƣờng; cho năng suất cao, phẩm chất tốt, đáp ứng đƣợc mục đích kinh doanh, phù hợp nhu cầu thị trƣờng để đảm bảo thu đƣợc hiệu quả kinh tế cao; có khả năng kinh doanh lâu dài, bền vững. Trong đó, chú ý các loại cây trồng trong giai đoạn đầu là cây keo lai hom, keo lá tràm, mây, tắt…Phƣơng thức trồng thuần loài. Đây là loài cây có khả năng cải tạo đất; sinh trƣởng và phát triển nhanh, sớm cho sản phẩm, có thị trƣờng tiêu thụ ổn định (nguyên liệu giấy, ván ép…) Cây mây tắt là loài cây có giá trị kinh tế cao, có khả năng cho sản phẩm thƣờng xuyên. Liên tục nhiều năm; nhu cầu thị trƣờng tiêu thụ rộng và ổn định.
+ Trong quy hoạch vùng phát triển, quy hoạch cây, con… phải dựa vào đặc điểm sinh thái của từng vừng, thế mạnh của từng địa phƣơng để có những chính sách phát triển phù hợp. Đối với các xã Thanh Hóa, Lâm Hóa (thuộc vùng I) là những vùng có thế mạnh phát triển kinh tế rừng, phát triển trồng các loại cây lâm nghiệp nhƣ keo, tràm…lâm sản ngoài gỗ khác nhƣ mây, tre…ƣu tiên phát triển mạnh một số cây ăn quả có giá trị và phù hợp với địa bàn. Về chăn nuôi, hƣớng phát triển trọng điểm và ƣu tiên là chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò).
Bên cạnh đó thúc đẩy thực hiện các công tác khuyến lâm: Mở rộng các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật hoặc thông qua các mô hình khuyến lâm đêt tuyên truyền khuyến cáo rộng rãi trong nhân dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dƣỡng và khai thác rừng trồng; các mô hình đa tầng có năng suất, hiệu quả kinh tế cao đồng thời đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng.
Đồng thời, cần có các chính sách khuyến khích phát triển nhƣ chính sách về đất đai, chính sách hỗ trợ, khuyến khích ngƣời dân trong sản xuất lâm nghiệp (trồng rừng kinh tế) nhƣ hỗ trợ giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phát triển trang trại đặc biệt là trang trại lâm nghiệp, nông lâm kết hợp; các mô hình kinh ế vƣờn đồi, vƣờn rừng. Kịp thời biểu dƣơng, khen thƣởng những hộ gia đình, tổ chức, cá nhân có thành tích lớn trong phát triển sản xuất nghề rừng. Hộ gia đình, nhóm hộ trồng rừng kinh tế, cây nguyên liệu bằng nguồn vốn hỗ trợ hoặc tự bỏ vốn để sản xuất kinh doanh rừng trồng có quyền quyết định thời điểm, giá thành và phƣơng thức khai thác. Để bƣớc đầu thực hiện tốt đề án, cần phải có chính sách hỗ trợ giống để nhân dân trồng rừng kinh tế, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, khen thƣởng khuyến khích các hộ tiên tiến, đi đầu trong trồng rừng nguyên liệu.
- y d ng mô h nh xóa đói giảm nghèo ( ĐGN) đa dạng và linh động cho từng tộc người và từng vùng đ a h nh
Các tộc ngƣời dân tộc Chứt cƣ trú trên địa bàn huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình, với trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau, sinh sống trên các vùng địa hình khác nhau, có tập quán sản xuất lạc hậu, địa hình chia cắt, tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc trƣng nghèo đói đa dạng, vì thế mô hình XĐGN phải đƣợc xây dựng đa dạng và linh hoạt, phù hợp và cụ thể. Đối với các xã chƣa đảm bảo an ninh lƣơng thực tại chỗ, cần tập trung hỗ trợ khai thác ruộng bậc thang, chuyển đổi cách thức canh tác nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) làm quen với phƣơng pháp canh tác lúa nƣớc; phát huy đƣợc tiềm năng đất đai hiện có; chuyển cây trồng từ 1 vụ lên 2 vụ để chủ động bảo đảm đƣợc lƣơng thực tại chỗ. Đối với các xã có lợi thế về đồng cỏ, tập trung xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, phát triển chăn nuôi đại gia súc với phƣơng pháp chăn dắt, quy mô tập trung để tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ, xã. Đối với các xã biên giới, cùng với chủ trƣơng đƣa dân ra biên giới để giữ đất, cần có giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, chống tình trạng di dân tự do vào các tỉnh phía nam, tập trung xây dựng mô hình XĐGN gắn với an ninh quốc phòng.
Dựa trên cơ sở lý luận, việc xây dựng mô hình đƣợc định hƣớng theo vấn đề kinh tế và vấn đề xã hội. Trên cơ sơ thực tiễn những khó khăn và thách thức đặt ra ở vùng cƣ trú của các tộc ngƣời thuộc nhóm Chứt ở huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa, các mô hình XĐGN đƣợc xây dựng phải phản ánh tiềm năng và lợi thế, bao gồm các nhóm chủ yếu sau:
+ “ Mô hình kinh tế hộ”: từ mục tiêu tạo việc làm tăng thêm thu nhập, an ninh lƣơng thực XĐGN đến phát triển sản xuất theo hệ sinh thái (VAC,
VACR… mang tính sản xuất hàng hóa), mô hình đƣợc thực hiện và nhân rộng phổ biến với nhiều hình thức phong phú về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo mở việc làm phi nông nghiệp ở nông nghiệp, nông thôn).
+ “Mô hình kinh tế trang trại”: phát triển theo hệ sinh thái trên cơ sở phát triển theo thế mạnh sản phẩm hàng hóa đã đƣợc xây dựng và ngày càng phát triển, tạo ra những vùng chuyên canh, sản phẩm hàng hóa đặc sản, truyền thống. Mô hình đóng góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập XĐGN và khả năng vƣơn lên làm giàu nhanh, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
+ “Mô hình phát triển kinh tế tập thể”: trên cơ sở hình thành các tổ, nhóm hộ giúp đỡ nhau làm ăn phát triển sản xuất, giúp nhau lúc khó khăn “lá lành đùm lá rách” XĐGN, nhƣ tổ tín dụng tiết kiệm, tổ hỗ trợ vay vốn, tổ ngƣời nghèo giúp nhau làm ăn, mô hình đƣợc các tổ chức hội, đoàn thể xây dựng và phát triển rộng rãi với hàng chục triệu hội viên tham gia.
+ “Mô hình phát triển cộng đồng XĐGN bền vững” (mô hình lan tỏa): giải quyết nguyên nhân bức xúc nhất của tình trạng nghèo đói của hộ nghèo, xã nghèo về nhận thức, kiến thức làm ăn để tạo bƣớc đột phá mở đƣờng thực hiện tiếp các giả pháp giải quyết nguyên nhân nghèo đói khác để XĐGN bền vững theo phƣơng thức tự cứu.
+ “Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ, xã”: nhằm phát triển vùng nguyên liệu, với nội dung giúp đỡ hộ nghèo về vốn, trợ giúp kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, giúp xã nghèo về cơ sở hạ tầng nhỏ phát triển vùng nguyên liệu để XĐGN.
* Giải pháp phát triển nguồn nh n l c
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực về cơ bản phải đáp ứng hƣớng phát triển giáo dục đào tạo của địa phƣơng từ các cấp học mầm non cho đến THCS, từ cơ sỡ vật chất đến đội ngũ giáo viên:
- Đối với giáo dục mầm non: thực hiện công lập hóa hệ thống trƣờng, lớp mầm non ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, biên giới. Hầu hết trẻ em đều đƣợc chăm sóc giáo dục bằng nhiều hình thức thích hợp, trong đó, tập trung nâng cao chất lƣợng chăm sóc , giáo dục trẻ trƣớc 6 tuổi, cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ. Phấn đấu đạt và vƣợt các chỉ tiêu phát triển giáo dục mầm non; tạo cơ sỡ nâng cao chất lƣợng giáo dục tiểu học sau này.
- Đối với giáo dục phổ thông: thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, cung cấp học vấn phổ thông đảm bảo các yêu cầu cơ bản, hiện đại gắn với
thực tiễn, tiếp cận trình độ phát triển tiên tiến về giáo dục với các địa phƣơng trong toàn quốc. Giáo dục cho học sinh hình thành và phát triển động cơ, thái độ học tập đúng đắn, phƣơng pháp học tập chủ động, tích cực, sự ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Trong đó, đối với giáo dục tiểu học cần có những chính sách cụ thể đối với mỗi vùng; đối với THCS, cần thành lập Trƣờng THCS bán trú ở vùng cao Dân Hóa, Trọng Hóa để tạo điều kiện học tập tại chỗ.
- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Xây dựng cơ sở vật chất nhà trƣờng theo hƣớng kiên cố hóa.
Tiếp tục thực hiện sắp xếp lại mạng lƣới trƣờng, lớp trên toàn huyện theo hƣớng: sát nhập để khắc phục tình trạng nhỏ lẻ, manh mún; chia tách một số trƣờng quy mô quá lớn thành các đơn vị mới để phù hợp điều kiện đến trƣờng của con em vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS. Mỗi xã (Thị trấn) có một Trƣờng THCS (PTCS) hoặc trƣờng cấp 2 - 3 cho cụm xã, 01 trƣờng tiểu học; 01 trƣờng mầm non. Riêng các xã địa bàn quá rộng, dân cƣ quá đông và các xã biên giới địa hình núi cao, khe suối cách trở, tùy đặc điểm để bố trí hệ thống trƣờng, lớp đảm bảo thuận tiện nhất cho học sinh đến lớp.
KẾT LUẬN
1. Huyện Tuyên Hóa là một trong ba huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Bình, có diện tích tự nhiên 114.941 km2 chiếm 1/7 diện tích toàn tỉnh (806.527 Km2), trong đó đồi núi chiếm đến 90% diện tích huyện, dân số huyện tuyên hóa có 77.629 ngƣời, chiếm 9,15% dân số toàn tỉnh (847.956 ngƣời), là một huyện có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình không bằng phẳng, bị chia cắt bởi các con suối, và các dãy núi đá vôi, nên điều kiện đi lại rất khó khăn, đất đai bạc màu, khoáng sản nghèo nàn. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, cộng với đặc điểm địa hình không bằng phẳng, tính ngắn dốc của các con sông, suối đầu nguồn nên huyện Tuyên Hóa thƣờng bị hạn hán vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mƣa. Tuy nhiên, huyện Tuyên hóa có một hệ động thực vật phong phú, còn bảo tồn nhiều nguồn gen động vật quý hiếm, nhiều loại thảo dƣợc quý, gỗ quý, cung cấp một khối lƣợng lớn gỗ cho tỉnh.
2. Dân tộc Chứt là một trong những dân tộc thiểu số sử dụng ngôn ngữ Việt - Mƣờng, và là dân tộc còn lƣu giữ nhiều nét cổ trong dòng ngôn ngữ này, dân tộc Chứt sinh sống trên ba huyện miền núi phía tây Quảng Bình. Với 5 tộc ngƣời là Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng và Sách với tổng số 5.717 đồng bào, tập trung chủ yếu ở huyện Minh Hóa (có đủ cả 5 nhóm ngƣời Chứt với tổng số 4.992 đồng bào chiếm 87,3% tổng số đồng bào dân tộc Chứt), một số ít ở huyện Bố Trạch (có 2 tộc ngƣời là Sách và A Rem với 162 đồng bào). Trên địa bàn huyên Tuyên Hóa có 2 tộc ngƣời thuộc dân tộc Chứt sinh sống đó là Mã Liềng và Sách với tổng số 563 đồng bào chiếm 9,85% tổng số đồng bào dân tộc Chứt.
3. Về đời sống văn hóa vật chất của các tộc ngƣời dân tộc Chứt, có một số nhận xét sau:
- Cuộc sống nghèo nàn, với phƣơng thức sản xuất lạc hậu, trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cùng với những ý thức, tƣ tƣởng của các tộc ngƣời thay đổi quá chậm so với xu thế cuộc sống làm cho cộng đồng ngƣời Chứt kém phát triển. Các hoạt động kinh tế còn mang tính nguyên thủy, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, nên chƣa hoàn toàn chủ động đƣợc nguồn lƣơng thực, thực phẩm. Các hoạt động kinh tế chính là săn bắt hái lƣợm mang tính chất thời vụ; canh tác nƣơng rẫy, nay đây mai đó, cuộc sống không ổn định; chăn nuôi và ruộng nƣớc là các hoạt động kinh tế mới với quy mô nhỏ, thiếu kỹ thuật và kinh nghiệm trong điều kiện tự nhiên không ủng hộ nên năng suất thấp. Tƣ tƣởng sản xuất theo lối truyền thống trong cộng đồng vẫn không thể thay đổi một cách hoàn toàn, cái mới tiếp thu không hiệu quả, nên để thoát khỏi sự nghèo nàn, tính bấp bênh trong cuộc sống là rất khó.
- Nhận thức về thế giới xung quanh còn mơ hồ, mang tính chất dị đoan, điều này có ảnh hƣởng rất lớn trong việc ứng phó với thiên tai, bệnh tật, những khó khăn trong cuộc sống. Biến cuộc sống của họ trở nên thụ động, phụ thuộc, ỉ lại vào các thế lực siêu nhiên, dẫn đến xã hội kém tiến bộ. Quan niệm thần linh trách phạt, ma quỷ bắt… làm cho con ngƣời bị đau ốm, bệnh tật. Dẫn đến cách chữa bệnh bằng phép thuật, cúng bái, gọi hồn của thầy mo; những nghi lễ cúng bái, kiêng cử trong đời sống sinh hoạt, trong hoạt động kinh tế nhằm cầu xin, cảm ơn hay khỏi làm phật lòng thần linh, ma quỷ để cuộc sống đƣợc bình yên, kinh tế có nhiều thành tựu… thực sự thiếu căn cứ khoa học, và điều đó không những không cải thiện đƣợc khó khăn, vƣớng mắc mà còn làm cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn, xã hội cộng đồng tụt hậu không thể tiến bộ.
- Là một dân tộc thiểu số mang nhiều nét văn hóa riêng, những làn điệu dân ca đặc trƣng, chuyện kể dân gian, các nhạc cụ truyền thống gắn liền với các phong tục tốt đẹp, góp phần vào kho tàng văn hóa Việt Nam thêm phong phú và đa dạng. Đây là những nét văn hóa cần đƣợc bảo tồn và phát huy.