2. Một số nhận xét, đánh giá về đời sống văn hóa vật chất của ngƣời Chứt trên địa
2.2. Những tồn tại, hạn chế trong đời sống văn hóa vật chất ngƣời Chứt ở huyện
huyện Tuyên óa
Có thể nói, cho đến nay những cơ cấu hoạt động kinh tế của các nhóm ngƣời thuộc dân tộc Chứt ở Quảng Bình rất nghèo nàn, đơn điệu và kém phát triển so với một số dân tộc cùng đặc điểm. Nếu ở đa số các tộc ngƣời thiểu số trong công cuộc đinh canh định cƣ hiện nay, sự tồn tại song song các loại hình kinh tế truyền thống và hiện đại, tạo ra một hỗn hợp, cơ cấu kinh tế đa dạng, hỗ trợ lẫn nhau thì ở các tộc ngƣời hình thái nƣơng rẫy vẫn giữ vai trò chính, chủ đạo.
Trƣớc hết, cần phải khẳng định rằng trình độ sản xuất kém, lối cƣ trú phân tán, đƣờng giao thông đi lại khó khăn, đất đai sản xuất sinh cảnh trong núi đá vôi khắc nghiệt là những nguyên nhân chính làm cho đời sống kinh tế của đồng bào không phát triển. Bởi thế, vị trí ƣu tiên trƣớc đây cũng nhƣ hiện tại vẫn là canh tác nƣơng rẫy, xếp sau đó là loại hình hái lƣợm và săn bắn bởi tính bấp bênh về sản lƣợng và năng suất của loại hình nông nghiệp hoả canh. Trong điều kiện hình thái phát triển kinh tế chƣa thực sự giải quyết đƣợc vấn đề lƣơng thực, thực phẩm, xóa đói cho đồng bào, hái lƣợm tồn tại nhƣ một ngành kinh tế độc lập, chiếm tỉ trọng lớn trong ngành cơ cấu giá trị kinh tế của đồng bào so với những ngành khác. Điều này đƣợc thể hiện một cách quái quát qua biểu sau.
Bảng 5: ặc điểm thực trạng các hoạt động sản xuất ở dân tộc Chứt TT Các hoạt động sản xuất kinh tế ặc điểm
1 Canh tác nƣơng rẫy Bấp bênh 2 Hoạt động hái lƣợm
Sản phẩm đa dạng nhƣng thời vụ 3 Săn bắn, đánh bắt
4 Chăn nuôi Quy mô nhỏ 5 Thủ công đan lát Nhu cầu nội tại 6 Làm ruộng nƣớc Không phát triển 7 Làm vƣờn Không chú trọng 8 Trao đổi, mua bán Manh mún
Sau khoảng thời gian dài, dƣới chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã tiến hành công cuộc định canh đinh cƣ, xoá bỏ tình trạng du canh du cƣ, phá rừng
làm rẫy, từ bỏ cuộc sống đói nghèo tiến hành xây dựng nông thôn mới ổn định, sản xuất phát triển, nhƣng một số vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời tình trạng du canh đinh cƣ, tái du canh du cƣ. Đổi mới một số tộc ngƣời ở Quảng Bình, hiện tƣợng này vẫn chƣa đƣợc thực sự ổn định.
Một thực tế đang diễn ra này là: Trong khi nhà nƣớc nổ lực đƣa đồng bào về nơi cƣ trú thuận lợi hơn, gần đƣờng giao thông, làm nhà, bày cách sản xuất cung cấp vốn, giống để chăn nuôi trồng trọt… nhƣng vẫn không thu hút đƣợc đồng bào. Sức níu kéo của tập quán du canh du cƣ vẫn âm ỉ trong tâm thức, đồng bào sẵn sàng bỏ làng bỏ bản định cƣ bất cứ lúc nào, đi lên rừng sống nay đây mai đó, mặc dù họ biết cuộc sống định cƣ là tốt hơn về mọi mặt. Vì sao đồng bào từ chối một điều kiện tốt hơn? Vì sao nhiều điều kiện sống tốt hơn vẫn không thu hút đƣợc đồng bào?
Trong điều kiện địa hình vùng núi Tây Quảng Bình với những đồi núi chạy dài, dựng đứng không có những thung lũng lớn để định cƣ, định canh lâu dài cũng nhƣ tập trung một số lƣợng đông dân cƣ. Diện tích canh tác lúa nƣớc bị hạn chế, diện tích lúa rẫy ngày càng cạn kiệt do quay vòng nhanh, dẫn đến đất đai khô cằn, cho năng suất thấp, thiếu đói lại đƣa đồng bào vào rừng hái lƣợm, phá rừng đốt rẫy. Đó là một vòng luẩn quẩn mà đồng bào đang phải đối đầu. Việc định canh, đóng cửa rừng… là những chính sách cần thiết và đúng đắn, nhƣng cũng có nghĩa là cắt bỏ nguồn sống trực tiếp, truyền thống của đồng bào từ các hoạt động nƣơng rẫy, săn bắn, hái lƣợm trong khi những điều kiện sống vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu: đói giáp hạt.
Qua xem xét quá trình chuyển đổi đời sống vật chất và tinh thần ở dân tộc Chứt từ việc thực hiện các chính sách, dự án, nhận thấy:
+ Trƣớc hết, phải nhận thức đƣợc đây là một chƣơng trình tổng thể: Kinh tế - văn hoá – xã hội – giáo dục, y tế, giao thông…Sự mâu thuẩn giữa những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống đinh cƣ, định canh nhƣ đất đai sản xuất, chăn nuôi, vốn, giống, kỹ thuật…với tâm lý tộc ngƣời, bản tính, quan niệm, tập quán dân tộc đòi hỏi phải có một quá trình, trong những điều kiện và thời gian nhất định.
+ Trong tình hình hiện nay, mọi giải pháp đƣa ra nhằm cải thiện đời sống cho các tộc ngƣời không thể nhìn nhận phiến diện, theo một chiều, nhiều khi dẫn đến áp đặt từ những ngƣời làm công tác ĐCĐC (tƣ duy nông nghiệp lúa nƣớc gắn với điều kiện canh tác vùng đồng bằng) mà không chú ý đến tâm lý, ý muốn của những ngƣời đƣợc ĐCĐC (tƣ duy nông nghiệp lúa khô gắn với điều kiện canh tác vùng đồi núi). Bởi không phải cung cấp một điều kiện sống tốt có nghĩa là sẽ thu hút đƣợc nhiều đồng bào về định cƣ, là giải quyết đƣợc tất cả mọi vấn
đề; định canh định cƣ không có nghĩa là tập trung dân cƣ lại một chỗ, hỗ trợ vốn, giống sản xuất, nhà cửa ở…
+ Trong một khu vực sinh tồn rộng lớn, sự tồn tại trong đa dạng về địa phƣơng về địa hình cƣ trú, điều kiện sản xuất khó khăn đã đƣa đến những ứng xử khác nhau giữa các tộc ngƣời đối với từng loại hình sản xuất. Trong các nhóm, chỉ duy nhất ở ngƣời Sách, Mã Liềng vai trò loại hình ruộng nƣớc đƣợc coi trọng và chiếm vị trí ƣu tiên. Đối với các tộc ngƣời nhƣ Rục, A rem ruộng nƣớc không xuất hiện, sản xuất nƣơng rẫy luôn là ƣu tiên số một và xếp sau đó là hoạt động kinh tế tự nhiên hái lƣợm, săn bắn, đánh bắt. Vì vậy, phải chú ý đến trình độ phát triển chênh lệch giữa các nhóm. Bởi, trong những điều kiện cƣ trú khác nhau, với những trình độ tiếp cận khác nhau, chúng ta không thể áp dụng một chính sách định cƣ chung cho các tộc ngƣời mà phải có từng chƣơng trình riêng với những hình thức, tính chất mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng phải thấy đƣợc hệ quả nảy sinh từ vấn đề này là tâm lý tách và hình thành các tộc ngƣời độc lập trong việc thực hiện chính sách, bởi sự ƣu tiên cho nhóm Rục, A rem so với các nhóm còn lại sẽ tạo ra tâm lý ỉ lại, sự so bì.