BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu skkn nội dung và phương pháp dạy giải toán nâng cao ở tiểu học – với phân mạch kiến thức “các bài toán tính tuổi (Trang 38 - 43)

Qua thực tế, dạy toán “Tính tuổi” cần nắm chắc yêu cầu của một bài giải như sau:

- Bài giải không sai lầm

Trong khi giải bài tập toán HS thường mắc những sai làm như + Suy luận chưa chặc chẽ, còn sai sót

+ Nhận biết sai dạng toán

+ Chưa nắm chắc các kiến thức toán học ( hiểu sai khái niệm , ngôn ngữ diễn đạt thiếu chính xác ,….)

- Bài giải phải ngắn gọn:

Một bài toán có thể có rất nhiều cách giải khác nhau. Trong khi giảng dạy GV nên lực chọn cách giải đơn giản nhất, dễ hiểu nhất , phù hợp với trình độ nhận thức của đa số HS trong lớp

- Bài giải phải đầy đủ:

Khi giải toán chúng ta cần xem xét tất cả các trường hợp có thể xảy ra, không để bỏ sót trường hợp nào. Vì đôi khi có bài toán đặc biệt với nhiều trường hợp đáp số khác nhau những vẫn thỏa mãn yêu cầu đề bài

- Bài giải phải có cơ sở lý luận

Tư duy của HS tiểu học là tư duy cụ thể nên khi giải toán các em thường theo cảm tính, máy móc mà không hiểu bản chất của bài toán là gì. Dẫn đến HS

đưa ra kết luận vội vàng , thiếu cơ sở lý luận hoặc không dực trên cơ sở lý luận nào . Nguyên nhân của hiện tượng này là do HS hiểu đúng vấn đề nhưng không trình bày rõ tại sao lại có điều đó ( có thể các em nghĩ ai cũng hiểu, ai cũng biết rồi nên cũng không phải ghi ra nữa ) HS không biết cơ sở lý luận nhưng vẫn đưa ra kết luận (HS tưởng đúng một các vô thức)….

Qua thực tiễn giảng dạy môn Toán ở trường Tiểu học nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng ở lớp 4, 5, tôi thấy người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ, nghiệp vụ. Không chỉ hướng dẫn và giúp học sinh có kỹ năng về giải Toán mà còn giúp các em phát triển tư duy trí tuệ, tư duy phân tích tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, rèn luyện tốt phương pháp suy lụân lôgic, bên cạnh đó, đây là những dạng toán rất gần gũi với học sinh trong đời sống thực tế.

Do vậy, việc bồi dưỡng cho học sinh giỏi môn Toán nói chung và về

"Tính tuổi” nói riêng có 10 dạng Toán nói trên giúp các em trở thành những người linh hoạt, sáng tạo, vận dụng tốt kiến thức vào thực tế hàng ngày.

- Lựa chọn, sắp xếp các hệ thống bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, vận dụng tốt những kiến thức đã học để thực hiện giải các bài toán có liên quan.

- Với mỗi dạng bài, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh nhận thức - phân tích - xác định được các dạng toán, câu hỏi để tìm ra dấu hiệu cơ bản. Sau đó tìm ra mối liên quan giữa các dữ kiện và câu hỏi trong bài để tìm ra phương pháp giải ngắn gọn, dễ hiểu nhất.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu việc dạy và giảng toán nâng cao nhất là các bài toán về tính tuổi, tôi nhận thấy tất cả các trường Tiểu học và giáo viên Tiểu học đều có

nhiệm vụ chung là phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng học sinh giỏi. Để có được học sinh giỏi Tiểu học đạt giải Quốc gia thì cần có sự tham gia của nhiều nhân tố vào quá trình bồi dưỡng các em. Những nhân tố đó là:

- Giáo viên giỏi toán phải tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ toán, có tâm huyết trong việc giáo dục học sinh, có điều kiện đầu tư cho nghề dạy học, có kinh nghiệm trong việc giáo dục, bồi dưỡng học sinh môn toán. Giáo viên phải có ý thức chủ động và tích cực nâng cao kiến thức, phải có năng lực tư duy lôgic và tư duy hình tượng tốt. Giáo viên phải thường xuyên chịu khó tìm tòi, bổ sung kiến thức, chú ý cải tiến đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy. Trong quá trình dạy giáo viên phải khai thác triệt để nội dung kiến thức, tạo nhiều cơ hội để học sinh tiếp cận với những tình huống phức tạp, tạo cho học sinh thói quen tìm kiếm và phát hiện những dấu hiệu bản chất của tư duy sáng tạo.

- Học sinh phải có nhu cầu, có động cơ học tập toán lành mạnh, bản thân học sinh có tư chất nhất định và có năng lực học tập toán, đặc biệt là năng lực tạo ra các năng lực khác (biết cách học). Đó là các em phải có say mê học môn toán, yêu thích môn toán. Trong quá trình học toán các em luôn phải tích cực chủ động tìm tòi cách giải hay, các em phải tạo cho mình có óc tư duy lôgic và tư duy hình tượng nhanh nhậy. Các em phải tạo cho mình cách học ở lớp hay ở nhà có hiệu quả nhất.

- Nhà trường có điều kiện phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy và học toán nâng cao như: thư viện đồ dùng giảng dạy… Trong trường có phong trào dạy và học, có tập thể sư phạm mạnh, có thể thực hiện có hiệu quả việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

- Chương trình và tài liệu: Là chương trình, tài liệu hiện hành được quy định dùng trong các trường tiểu học. Giáo viên cần tránh đưa đến cho học sinh quá nhiều tài liệu làm cho các em phải chịu sự nặng nề về tài liệu làm ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành và phát triển động cơ, hứng thú học tập và phát triển

tư duy, sự vận dụng và tìm kiếm phương pháp học tập thích hợp với đặc điểm riêng của mình.

- Phụ huynh: Các bậc cha mẹ có nhu cầu cao và lành mạnh về chất lượng học tập của con em mình, quan tâm tạo điều kiện cho con em học tập. Kết hợp chặt chẽ với nhà trường, với giáo viên trong việc tổ chức, giúp đỡ con em học tập một cách khoa học, phải tạo cho các em có ước vọng cao, dành thì giờ cho các em học và chơi một cách khoa học.

Tóm lại: Muốn học sinh có khả năng học giỏi, nhất là môn Toán thì nhất thiết các nhân tố trên cần được huy động tham gia tích cực, có sự phối hợp hài hoà vào quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những nhân tố trên có thể bù trừ lẫn nhau và có thể có các nhân tố khác tác động, nhờ đó mà một số học sinh có thể trở thành học sinh giỏi Tiểu học trong điều kiện không có được đầy đủ cả 5 nhân tố trên.

Hưng Yên, ngày 01 tháng 03 năm 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người thực hiện

Đỗ Thị Phấn

1. Trần Duy Hiên, 2008 - Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán 4+5, NXB Giáo dục;

2. Nguyễn Phụ Huy, 2000 - Dạy học môn toán ở Tiểu học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;

3. Phạm Đình Thực, 2000 - Một số vấn đề suy luận trong môn toán ở Tiểu học, NXB Giáo dục;

4. Võ Duy Thụy - Nguyễn Đăng Ninh, 1996 - Các bài toán về số học, NXB Giáo dục;

5. Đào Tam - Phạm Thanh Thông - Hoàng Bá Thịnh, 2004 - Thực hành phương pháp dạy toán ở Tiểu học, NXB Đà Nẵng;

6. Nguyễn Áng - Dương Quốc Ân, 1997 - Toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4, NXB Hà Nội;

7. Phạm Đình Thực, 2005 - Các bài toán về phân số và tỷ số lớp 5, NXB Giáo dục;

8. Nguyễn Áng, 2010 - Các bài toán về tỉ số và quan hệ tỉ lệ ở lớp 4+5, NXB Giáo dục;

9. Phạm Đình Thực, 1998 - 501 bài toán đố lớp 5, NXB Giáo dục;

10. Phạm Đình Thực, 1997 - Toán chuyên đề phân số và tỉ số lớp 4+5, Nhà xuất bản trẻ;

11. Đỗ Đình Hoan - Nguyễn Áng - Vũ Quốc Chung - Đỗ Tiến Đạt - Đỗ Trung Hiệu - Trần Duyên Hiển - Lê Tiến Thành - Vũ Dương Thụy, 2013 - NXB Giáo dục;

12. Đỗ Đình Hoan - Nguyễn Áng - Đặng Tự Ân - Vũ Quốc Chung - Đỗ Tiến Đạt - Đỗ Trung Hiệu - Đào Thái Lai - Trần Văn Lý - Phạm Thanh Tâm - Kiều Đức Thành - Lê Tiến Thành - Vũ Dương Thụy, 2013 - NXB Giáo dục;

TRƯỜNG TIỂU HỌC AN TẢO

Tổng điểm: …………; Xếp loại:…………. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

CHỦ TỊCH - HIỆU TRƯỞNG

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ HƯNG YÊN PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ HƯNG YÊN

Tổng điểm: …………; Xếp loại:…………. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Một phần của tài liệu skkn nội dung và phương pháp dạy giải toán nâng cao ở tiểu học – với phân mạch kiến thức “các bài toán tính tuổi (Trang 38 - 43)