THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC

Một phần của tài liệu skkn nội dung và phương pháp dạy giải toán nâng cao ở tiểu học – với phân mạch kiến thức “các bài toán tính tuổi (Trang 32 - 34)

Trong quá trình dạy học hiện nay, ngoài công tác dạy - học theo đúng mục tiêu, yêu cầu về kĩ năng cần đạt của môn học, thì việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu từng môn ở các lớp là nhiệm vụ của mỗi giáo viên, của nhà trường. Trong những năm qua, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu đã có những kết quả nhất định nhưng nhìn chung còn có nhiều điểm tồn tại, thiếu sót cần được khắc phục.

Qua quá trình dạy học trực tiếp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm cũng như quá trình làm công tác quản lý, với nhiệm vụ chỉ đạo công tác chuyên môn; bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giáo viên; chỉ đạo và tham gia

nghiên cứu nhiều tài liệu tham khảo liên quan đến toán học đặc biệt là tham gia vào công tác chỉ đạo và bồi dưỡng học sinh tham gia giải toán qua mạng internet những năm gần đây, tôi nhận thấy:

4.1. Về học sinh

- Nhìn chung học sinh tiểu học, nhất là các em học sinh có khả năng học toán khá, có lòng say mê học toán, yêu thích môn toán, đa phần các em có hứng thú khi giải các bài toán tính tuổi. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì những khó khăn các em gặp phải không phải là ít khi các bài toán tính tuổi đòi hỏi các em phải biết tổng hợp, nâng cao kiến thức đã học để giải bằng nhiều cách khác nhau, nhưng điều này còn hạn chế.

- Phương pháp giải của các em chưa sáng tạo, chưa linh hoạt, nhiều lúc chưa tháo gỡ được.

- Phương pháp học của các em chưa khoa học.

- Thời gian học dành cho chuyên đề toán “tính tuổi” chưa liền mạch cho nên đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng học của các em.

4.2. Về giáo viên

- Nhìn chung các thầy cô khi được nhận kèm cặp, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi các thầy cô đều nhiệt tình, có tâm huyết cao.

- Tuy nhiên do tình hình chung ở tiểu học chưa có trường chuyên, lớp chọn nên thời gian dành bồi dưỡng cho học sinh khá, giỏi còn hạn chế, chưa liền mạch. Điều đó dẫn đến các thầy cô chưa dành nhiều thời gian chủ động và tích cực nâng cao hiểu biết về phương pháp dạy toán nâng cao. Phương pháp dạy toán nâng cao của các thầy cô đa phần thụ động tự mình trao đổi tri thức phương pháp truyền tải qua sách vở, cho nên nhiều khi chất lượng chưa cao.

4.3. Về tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo môn toán ở tiểu học nói chung và dạng các bài toán tính tuổi nói riêng được viết rất nhiều. Đó quả là những tư liệu tham khảo rất

quý đối với giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh và phụ huynh trong quá trình dạy - học. Tuy nhiên, các tài liệu tham khảo chỉ mới đưa ra các bài toán tuổi, bước đầu phân loại và hướng dẫn giải các bài toán tuổi đó. Còn vấn đề sử dụng các phương pháp suy luận nào là phù hợp với các dạng bài; với bài toán tính tuổi đó có thể sử dụng được những phương pháp nào để tìm ra đáp số thì đó là vấn đề còn “bỏ ngỡ” của sách tham khảo. Với hạn chế đó, trong quá trình chỉ đạo và bồi dưỡng học sinh giỏi toán, chúng tôi đã phân loại các dạng bài và các đưa ra các phương pháp hỗ trợ suy luận giải các bài toán tuổi lớp 4- 5 để giúp giáo viên và học sinh có sự lựa chọn phù hợp, hiệu quả. Giúp học sinh tìm được đáp số dễ dàng những bài toán tuổi đa dạng và khó ở tiểu học. Đây cũng chính là nội dung sáng kiến hướng dẫn học sinh giải loại toán này.

4.4. Những sai lầm thường mắc phải của thầy và trò trong quá trình dạy và giải toán nâng cao tính tuổi dạy và giải toán nâng cao tính tuổi

- Phương pháp của thầy chưa sáng tạo, chưa linh hoạt. Hầu như các thầy cô thường áp đặt cho học sinh cách giải theo khuôn mẫu, dẫn đến không kích thích được óc sáng tạo, thông minh của học sinh.

- Một bài toán nâng cao đưa ra chưa chịu khó tìm nhiều cách giải.

- Hầu như các bài toán về tính tuổi các em thường theo lối truyền thống dùng phương pháp sơ đồ độ tuổi dẫn đến bế tắc.

4.5. Việc sử dụng đồ dùng trực quan và trang thiết bị

Việc sử dụng đồ dùng trực quan và trang thiết bịdành cho dạy học còn hạn chế, chưa khoa học.

Một phần của tài liệu skkn nội dung và phương pháp dạy giải toán nâng cao ở tiểu học – với phân mạch kiến thức “các bài toán tính tuổi (Trang 32 - 34)