Công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học đối với di tích lịch sử cách

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 34)

1.2.3.1. Công tác kiểm kê di tích

Kiểm kê di tích, DSVH là hoạt động nhận diện, xác định giá trị và lập danh m c DSVH, là quá trình thu thập thông tin nhằm đánh giá, xác thực, nhận diện giá trị, khả năng tồn tại của di tích.

M c đích của việc kiểm kê nhằm tạo cơ sở khoa học để chọn lọc, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng DTLS - VH và danh lam thắng cảnh; Đưa ra khỏi danh m c những công trình đã bị biến dạng, thay đổi hoàn toàn hoặc không còn giá trị. Từ đó, phân loại, xếp hạng, lập danh m c các di tích để đưa vào danh m c di tích quốc gia và cấp tỉnh. Công tác kiểm kê di tích nhằm làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách QL và bảo tồn phát huy các di tích.

Công tác kiểm kê di tích quy định tại Điều 12 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật DSVH sửa đổi. Việc kiểm kê di tích được tổ chức thực hiện theo tiêu chí quy định tại Khoản 2, Điều 28 Luật DSVH và Khoản 9 Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Giám độc Sở VHTT&DL tổ chức kiểm kê di tích, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố danh m c kiểm kê di tích.

Định kỳ 5 năm một lần, Sở VHTT&DL phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định bổ sung hay đưa khỏi danh m c kiểm kê di tích đối với các di tích không đủ tiêu chí xếp hạng di tích.

1.2.3.2. Công tác lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích

Công tác lập hồ sơ khoa học di tích không chỉ là hoạt động hành chính đơn thuần, mà đây là hoạt động mang tính khoa học, đòi hỏi cán bộ thực hiện phải có chuyên môn trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DSVH và các kỹ năng trong giao tiếp; kỹ năng thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin, tư liệu, tài liệu. Công tác lập hồ sơ khoa học di tích cũng đòi hỏi phải có thời gian, kinh phí và sự phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương.

Theo Quy định tại Nghị định 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ, việc lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích được thực hiện như sau:

- Căn cứ quy định xếp hạng di tích tại các khoản 10, 11 và 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH, Giám đốc Sở VHTT&DL chịu trách nhiệm lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xếp hạng, đề nghị xếp hạng di tích theo thẩm quyền.

- Hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích bao gồm:

+ Đơn đề nghị xếp hạng của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao QLDT;

+ Lý lịch di tích;

+ Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến di tích;

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể di tích tỷ lệ 1/500, các mặt bằng, các mặt đứng, các mặt cắt ngang, cắt dọc, kết cấu và chi tiết kiến trúc có chạm khắc tiêu biểu của di tích tỷ lệ 1/50;

+ Tập ảnh màu khảo tả di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích từ cỡ 9cm x 12cm trở lên;

+ Bản thống kê di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích;

+ Bản dập, dịch văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm hoặc tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở di tích;

+ Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích có dấu xác nhận của UBND các cấp, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên môi trường và Sở VHTT&DL;

+ Tờ trình về việc xếp hạng di tích theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH.

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL đã ban hành Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 “Quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng DTLS - VH và danh lam thắng cảnh”. Theo đó, công tác lập hồ sơ khoa học cho các DTLS có một số điểm được quy định trong các điều khoản như sau:

- Về đối tượng lập hồ sơ khoa học di tích: Công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên thuộc danh m c kiểm kê di tích của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH có đủ tiêu chí quy định tại Điều 28 Luật DSVH được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH.

- Về hồ sơ khoa học di tích và việc lưu trữ hồ sơ: Hồ sơ khoa học di tích phải có đầy đủ thành phần theo quy định và được lưu trữ tại tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao QLDT, UBND xã, phường, thị trấn, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Sở VHTT&DL, C c DSVH (đối với di tích xếp hạng quốc gia và quốc gia đặc biệt).

- Về phân loại di tích: Căn cứ kết quả khảo sát, nghiên cứu về di tích để phân loại di tích theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010. Trường hợp di tích chứa đựng nhiều loại giá trị thì phân loại theo các loại giá trị đó, bắt đầu từ giá trị tiêu biểu nhất (ví d : di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật; DTLS và danh lam thắng cảnh).

- Đánh giá giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích: hồ sơ khoa học phải đánh giá tổng quát giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích, nêu rõ những giá trị nổi bật của di tích được tổ chức, cá nhân lập hồ sơ khoa học di tích lấy làm căn cứ để xác định loại di tích.

- Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di tích: hồ sơ khoa học nêu rõ tên của tổ chức, cá nhân trực tiếp là chủ sở hữu hoặc được giao QLDT và thực trạng việc tổ chức bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Trường hợp di tích thuộc sở hữu chung hoặc sở hữu nhà nước thì phải ghi rõ quyết định thành lập Ban (tổ) bảo vệ hoặc QLDT của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

- Phương hướng bảo vệ và phát huy giá trị di tích: hồ sơ khoa học phải đề xuất phương hướng bảo vệ và phát huy giá trị di tích nhằm bảo tồn bền vững di tích gắn với việc phát triển KT - XH của địa phương.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh lập Tờ trình cùng hồ sơ khoa học làm căn cứ đề nghị Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL xếp hạng di tích

1.2.4. Hoạt động quản lý đầu tư tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - cách mạng

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, ph c hồi di tích là việc xác định nội dung và biện pháp bảo quản, tu bổ, ph c hồi các yếu tố gốc của di tích, định hướng tổ chức không gian các hạng m c công trình xây dựng mới, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và tạo lập môi trường cảnh quan thích hợp trong khu vực di tích [19].

M c đích của tu bổ DTLS - VH nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh. M c đích của ph c hồi DTLS - VHnhằm

ph c dựng lại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã bị huỷ hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đó.

Vê nguyên tắc, việc tu bổ, ph c hồi di tích phải được xây dựng thành dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm giữ gìn tối đa nhứng yếu tố nguyên gốc của di tích. khi phê duyệt dự án tu bổ, ph c hồi di tích phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc thực hiện Quy hoạch bảo quản, tu bổ, ph c hồi di tích hiện nay được quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ t c lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, ph c hồi DTLS - VH, danh lam thắng cảnh. C thể như sau:

- Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích: việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch, đầu tư, đầu tư công, xây dựng, DSVH, các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các quy định pháp luật khác có liên quan; Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích phải phù hợp với m c tiêu của chiến lược phát triển KT - XH, quốc phòng, an ninh và quy hoạch phát triển các ngành trong phạm vi khu vực quy hoạch đã được phê duyệt; bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hài hòa về cảnh quan và kiến trúc khu vực.

Đồng thời việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích phải bảo đảm giữ gìn tối đa yếu tố gốc của di tích; tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích; Quy hoạch di tích phải được lập, phê duyệt với thời kỳ quy hoạch là 10 năm, tầm nhìn từ 20 năm đến 30

năm; Tổ chức, cá nhân tham gia lập nhiệm v quy hoạch bảo quản, tu bổ, ph c hồi di tích, lập quy hoạch di tích, lập dự án tu bổ di tích, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích phải có đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, ph c hồi di tích theo quy định của pháp luật về DSVH và xây dựng; Tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn bảo quản, tu bổ, ph c hồi di tích và phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt.

- Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và đánh giá quy hoạch di tích: Chi phí cho hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và đánh giá quy hoạch di tích thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Quy hoạch.

- Thẩm quyền thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích: Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích đối với DSVH và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp QLDT; Giám đốc Sở VHTT&DL, Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích đối với di tích cấp tỉnh.

- Thẩm quyền phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích: Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp QLDT phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích đối với DSVH và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia sau khi có văn bản thẩm định của Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL; phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích đối với di tích cấp tỉnh sau khi có văn bản thẩm định của Giám đốc Sở VHTT&DL, Sở Văn hóa và Thể thao.

Ngoài các cơ sở pháp lý trên, xác định việc trùng tu di tích cần nguồn lực lớn, nên tại Điều 57 Luật DSVH đã xác định “Nhà nước khuyến khích việc xã

hội hoá hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH”, trong đó nguồn tài chính để bảo vệ và phát huy giá trị DSVH bao gồm: “ngân sách nhà nước; các khoản thu từ hoạt động sử d ng và phát huy giá trị DSVH; tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài". Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn kinh phí xã hội hoá đóng góp chủ yếu tập trung vào việc xây dựng và tôn tạo lại các di tích gắn với tôn giáo - tín ngưỡng như đình, chùa, đền, miếu… còn đối các di tích thuộc loại hình khảo cổ, lịch sử, lưu niệm danh nhân… thì ít thu hút được sự quan tâm đầu tư của cộng đồng.

1.2.5. Công tác sử dụng, khai thác phát huy giá trị di tích lịch sử - cách mạng gắn với phát triển kinh tế - xã hội

Việc phát huy giá trị di tích được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: hướng dẫn tham quan tại các điểm di tích; tổ chức các hoạt động, các sự kiện nhằm phát huy giá trị của di tích; khai thác giá trị các di tích ph c v phát triển du lịch trong đó đã chú ý khai thác tiềm năng du lịch văn hóa, du lịch di sản; gắn các di tích với hoạt động giảng dạy, học tập của nhà trường, các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử của địa phương...Tổ chức các hội thảo chuyên ngành về DTLS, DTLS - CM; Tổ chức nghiên cứu, viết bài, xuất bản ấn phẩm giới thiệu về giá trị của các di tích; Tổ chức các hoạt động khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về giá trị các di tích hay tổ chức việc giới thiệu, quảng bá về di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng...

Khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị DTLS - VH. Đồng thời, tổ chức cho cộng đồng QL, sử d ng nguồn kinh phí đó đúng m c đích và có hiệu quả. Thông quan việc đóng góp, tài trợ của nhân dân, các địa phương đã ghi nhận bằng các hình thức thích hợp thể hiện sự ghi công của cộng đồng đối với các cá nhân và khuyến khích được cá nhân đóng góp cho sự phát triển vì cộng đồng.

Nghị định 70/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Việc quy hoạch bảo quản, tu bổ, ph c hồi di tích phải phân thành định kỳ 5 năm kể từ năm 2010 để đánh giá lại, xem xét điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn bảo vệ di tích, với quy hoạch xây dựng và các quy hoạch chuyên ngành khác đã được phê duyệt còn hiệu lực hoặc đã thực hiện. Đây chính là cơ sở để các tỉnh thực hiện việc lập quy hoạch và tiến hành tổng kiểm kê toàn bộ di tích làm căn cứ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị sau này.

Đề tài này sẽ tập trung làm sáng tỏ những nội dung QLNN từ thực tế của tỉnh Quảng Nam về DTLS trên địa bàn; khẳng định vai trò của việc bảo tồn di tích, vai trò của nhà nước trong việc phát huy giá trị di tích là phát huy giá trị tinh thần, góp phần phát triển KT - XH, giáo d c truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc cho mỗi người dân, từ đó nâng cao ý thức chung tay bảo vệ di tích, môi trường xung quanh cho di tích từ cộng đồng.

1.2.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử - cách mạng cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử - cách mạng

DTLS - VH là tài sản vô giá, kết tinh những giá trị lao động, sáng tạo của cha ông để lại và thường gắn với đặc trưng văn hóa mỗi địa phương. Do vậy, việc bảo tồn, tôn tạo, ph c hồi di tích không những cần tuân thủ nghiêm những quy định của pháp luật về bảo tồn di tích mà còn cần xuất phát từ cái

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)