văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa
Di sản văn hóa nói chung, DTLS - CM nói riêng là tiêu biểu của giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, di tích chính là hoạt động nhằm khơi dậy sức mạnh dân tộc, góp phần tạo đà cho sự phát triển KT - XH. Thực hiện QLNN về di tích lịch sử - cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong những năm tới cần quán triệt một số quan điểm chỉ đạo sau:
Thứ nhất, thống nhất vai trò quản lý di tích
Trách nhiệm QL, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích phải là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong công tác QL. Thống nhất tập trung QL nhà nứớc về DTLS văn hóa là Sở VHTT&DL thông qua Ban QLDT tỉnh. Các cơ quan QLDT các cấp có vai trò giám sát, điều hành các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Bên cạnh đó, đề cao vai trò của cộng đồng trong việc tham gia QLDT. Các hoạt động QLDT được tổ chức thực hiện dựa trên luật DSVH và các văn bản quy định khác có liên quan.
Thứ hai, đảm bảo tính trung thực, nguyên gốc của các di tích
Các DTLS - VH là bằng chứng phản ánh trung thực quá trình lịch sử của dân tộc, của đất nước. Công tác QLDT phải đảm bảo yêu cầu không làm sai lệch các giá trị vốn có của di tích. Tuy nhiên, công tác này cần linh hoạt, căn cứ vào những điều kiện c thể để đưa ra các giải pháp hợp lý đối với di tích
để đảm bảo di tích hạn chế tối đa sự hư hại, xuống cấp nhưng cũng không để tính nguyên gốc trở thành vật cản cho sự phát triển, nâng cao chất lượng sống cộng đồng.
Thứ ba, gắn giá trị di tích với sự phát triển cộng đồng
Trong quá trình QL, bảo vệ và phát huy di tích, vai trò của cộng đồng đóng cũng vai trò quan trọng, song song cùng với vai trò của các cơ quan QLNN. Cần gắn công tác QL với cộng cồng, tôn trọng và đề cao vai trò của cộng đồng với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa, chủ sở hữu di tích, người hưởng th giá trị của di tích, đóng vai trò chủ động trong việc QL các DTLS văn hóa tại địa phương.
Thứ tư, bảo tồn, phát huy di tích gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Để cao quan điểm di tích là tiềm năng, là tài nguyên để phát triển du lịch, thu lợi nhuận đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Chú trọng công tác vừa tiến hành bảo tồn di tích vừa khai thác kinh tế từ các di tích đó thông qua hoạt động du lịch, giáo d c, khảo nghiệm. Đồng thời, cần đề ra các chiến lược phát triển bền vững, điều chỉnh hài hòa giữa m c tiêu bảo vệ di tích và khai thác, phát huy giá trị di tích.