hiện hồ sơ khoa học
* Đối với công tác kiểm kê di tích:
Cần tiến hành việc kiểm kê di tích ít nhất mỗi năm một lần, mỗi lần kiểm kê cần có một kế hoạch c thể về nhân lực, kinh phí,…và có sự phối hợp chặt
chẽ của cơ quan có thẩm quyền. Ở đây, đặt biệt là sự tham gia của các cán bộ Sở VHTT&DL.
Quá trình kiểm kê cần theo quy trình đó là:
+ Nghiên cứu, thu thập tư liệu có liên quan đến đối tượng kiểm kê + Tổ chức tập huấn cho những người tham gia kiểm kê
+ Khảo sát, điền dã, thu thập thông tin tư liệu về đối tượng kiểm kê + Lập phiếu kiểm kê, danh m c kiểm kê
+ Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả kiểm kê sơ bộ + Lập hồ sơ kiểm kê
Thêm vào đó, quá trình kiểm kê di tích sự góp mặt của người dân địa phương là rất cần thiết. Bởi họ là người am hiểu về địa lý nơi họ sinh sống, có tác d ng rất lớn trong việc phát hiện ra những điểm di tích đã và đang bị bỏ quên.
* Lập hồ sơ di tích mới phát hiện và bổ sung tài liệu hồ sơ di tích hiện có
Đây có thể coi là nhiệm v không thể thiếu trong việc bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích. Trong quá trình kiểm kê di tích công tác lập hồ sơ đối với di tích chưa có hồ sơ cần được tiến hành ngay, và thực hiện với sự phối hợp nhịp nhàng của các ngành có liên quan.
Để công tác lập hồ sơ di tích được tiến hành thuận lợi, cơ quan chức năng cần có sự chủ động về nguồn nhân lực (có thể là nhân lực tạm thời được thuê từ các địa phương, các ngành khác) để cùng phối hợp với Ban QL khu di tích tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập tư liệu làm tài liệu cho hồ sơ di tích.
Tích cực sưu tầm những tài liệu, chứng cứ về di tích để bổ sung vào hồ sơ thông qua việc tìm hiểu tại các nhà trưng bày, khu di tích của địa phương khác có liên quan đến các sự kiện lịch sử kết nối với khu DTLS - CM trên địa bàn tỉnh.