KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn nông thôn ở huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp. (Trang 51 - 52)

- Tỷ lệ thu gom rác giai đoạn 2016 2025: 78%.

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ Kết luận

Kết luận

Qua nghiên cứu, khảo sát, chúng tôi đã có được những nhìn nhận, đánh giá chung về tình hình quản lý CTR nông thôn của huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.

Thông qua khảo sát và kết hợp với các tài liệu thu thập được chúng tôi cũng đã tìm hiểu được nguyên nhân và dự đoán lượng CTRSH phát sinh ở nông thôn huyện Điện Bàn trong giai đoạn 2012-2025.

Từ đó đã đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết một phần nào đó những yếu kém trong công tác quản lý hiện nay trên cả phương diện: năng lực, cộng đồng và ý thức của người dân cũng như hạn chế một phần lượng CTR phát sinh ở nông thôn Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

- Giải pháp đã đề xuất mô hình thu gom rác thải sinh hoạt cải tiến hơn với mô hình cũ và mô hình thu gom rác thải nguy hại trên đồng ruộng cũng được đề xuất nhằm giải quyết cơ bản sự phát tán của các chất thải nguy hại từ việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón… trong hoạt động nông nghiệp của huyện.

- Giải pháp giáo dục tuyên truyền BVMT được chúng tôi tiến hành thí điểm trong trường Trung học cơ sở bước đầu đã đem lại hiệu quả trong thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi cho học sinh.

Kiến nghị

Trong tương lai tới, Điện Bàn phấn đấu sẽ hoàn tất đề án “ Thu gom - xử lý chất thải rắn nông thôn” trên địa bàn toàn huyện, để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Công ty môi trường đô thị Quảng Nam cần đầu tư hơn nữa về trang thiết bị kỹ thuật, thiết bị máy móc, như: máy ủi, máy đầm nén, xe ép rác, xe chuyên chở lớn hơn nhằm mang lại năng suất lao động cao hơn, phục vụ cho công việc xử lý rác thải.

- UBND huyện và UBND các xã cần khuyến khích, tuyên truyền và vận động người dân tham gia để cùng bảo vệ đường làng ngõ xóm xanh, sạch đẹp.

- Cần tăng cường hoạt động của xe rác nhiều hơn, để tránh tình trạng người dân kêu than lượng rác tồn đọng gây hôi thối.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kinh phí hợp lý, để một số người dân có thể làm hầm Biogas xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả.

- Cần có những biện pháp xử lý triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, thường xuyên tuyên truyền ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn nông thôn ở huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp. (Trang 51 - 52)