Các tạp chất khác: cát, sạn, đá

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn nông thôn ở huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp. (Trang 35 - 40)

- Có trách nhiệm trực tiếp thu gom, vận chuyển rác thải tại các khu dân cư, khu thương mại, bệnh viện, khu công nghiệp đóng trên địa bàn huyện về bãi tập kết rác để xử

5 Các tạp chất khác: cát, sạn, đá

61% 20%

8% 9% 2%

Biểu đồ thể hiện thành phần CTRSH của huyện Điện Bàn

Chất hữu cơ phân hủy được Chất hữu cơ khó phân hủy Chất có thể cháy được Các chất trơ

Các tạp chất khác

Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện thành phần CTRSH của huyện Điện Bàn

Nhìn chung, chất thải rắn ở huyện đa số là chất thải hữu cơ dễ phân hủy như: lá cây, vỏ trái cây, rau, thức ăn thừa,... Bên canh đó thành phần CTR hữu cơ khó phân hủy cũng chiếm một phần đáng kể như: nilon, hộp nhựa, vỏ bao bì thuốc BVTV…Nếu các thành phần CTR này được phân loại tốt sẽ là một thuận lợi cho công tác xử lý.

3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý CTR nông thôn ở huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam Quảng Nam

3.4.1. Những thành tựu đạt được

Trong những năm qua công tác quản lý chất thải rắn nông thôn trên địa bàn huyện đã có những kết quả sau:

- Thông qua các văn bản, chính sách mà UBND huyện Điện Bàn đưa ra đã phê duyệt, xây dựng công trình xử lý chất thải rắn nhằm xử lý được lượng chất thải rắn ở vùng nông thôn đang tăng nhanh trong tương lai. Đã có đội Môi trường Đô thị Điện Bàn chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý rác của toàn huyện; tổ vệ sinh của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các cơ quan hành chính sự nghiệp và các hộ gia đình cũng đã tham gia quét, thu gom rác của gia đình rồi đổ vào điểm rác theo quy định của huyện.

- UBND tỉnh Quảng Nam và UBND huyện Điện Bàn cũng rất quan tâm đến công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng thông qua đề án “ thu gom và xử lý chất thải rắn nông thôn trên địa bàn huyện”.

- Đã tiến hành thu phí vệ sinh môi trường mặc dù kết quả thực hiện chưa đạt yêu cầu nhưng nó cũng có tác dụng to lớn đối với công tác bảo vệ môi trường.

- Tình hình tham gia dịch vụ thu gom rác tăng lên đáng kể theo từng năm. - Môi trường nông thôn ở huyện đang từng bước cải thiện.

3.4.2. Những mặt tồn tại

Công tác quản lý chất thải rắn ở nông thôn huyện Điện Bàn vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập:

- Qua phỏng vấn tại hộ gia đình, người dân còn có nhiều phản ánh không hài lòng về công tác thu gom :

+ Tần suất thu gom của một số nơi chỉ 1 lần/ tuần trong khi lượng rác tồn đọng lâu ngày gây mùi hôi thối, ảnh hưởng tới người dân.

+ Xe thu gom không đúng giờ, khiến người dân không thể chủ động tập kết rác. + Bãi tập kết rác, bốc mùi, ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.

- Chưa có văn bản qui định cụ thể về việc xử lý đối với từng loại rác thải cụ thể. Vì vậy việc xử lý chất thải rắn ở vùng nông thôn của huyện không triệt để.

- Các chính sách tuyên truyền của nhà nước về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải rắn chưa sâu rộng trong nhân dân đặc biệt là vùng nông thôn. Vì vậy, chưa nâng cao được ý thức của người dân trong vấn đề đó.

- Một số xã chưa ký hợp đồng vận chuyển rác với Đội môi trường đô thị Điện Bàn, nên lượng chất thải của các xã này vẫn chưa được vận chuyển tới bãi rác mà tồn đọng lại. Tỷ lệ hộ dân hợp tác, tham gia hợp đồng thu gom rác chưa cao (49,5%).

- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong trong việc thải chất thải ô nhiễm ra môi trường, chưa được thực hiện nghiêm túc. Chế tài để xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT ở vùng nông thôn này chưa đủ mạnh để răng đe nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp xả rác thải ô nhiễm ra môi trường.

- Bên cạnh đó các trang thiết bị phục vụ cho các HTX, Tổ hợp tác còn rất thô sơ, nghèo nàn (chủ yếu là các xe cải tiến kéo rác), chưa trang bị các phương tiện chuyên dùng nên chất lượng phục vụ còn hạn chế, đồng thời đa số chỉ thực hiện thu gom tại một số thôn vùng trung tâm xã, chưa đủ tiềm lực thực hiện mở rộng hết các địa bàn trong xã.

- Người lao động thu nhập còn hạn chế (dao động từ 800.000 đồng đến 1.500.000 đồng/tháng). Các chế độ về bảo hiểm hầu như chưa được thực hiện, nên sức hút về lao động tham gia công tác này ở các địa phương chưa cao, nhất là lực lượng lao động trẻ.

- Việc phân loại chất thải rắn nông thôn hiện vẫn còn rất nhiều hạn chế. Các chất thải rắn sinh hoạt không được phân loại tại nguồn, bị vứt bừa bãi ra môi trường. Một số nơi không quy định bãi tập trung rác, không có nhân viên thu gom rác. Lượng rác tồn đọng tại các kênh, mương rất lớn và phổ biến, dẫn đến ô nhiễm môi trường càng nghiêm trọng.

- CTR nguy hại như: thuốc BVTV, bao bì phân bón… vẫn chưa được thu gom và xử lý.

3.4.3. Nguyên nhân

3.4.3.1. Trình độ nhận thức của người dân còn kém

Phần lớn người dân trong huyện sinh sống bằng nghề nông, ít được đi học, ít có thời gian theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng nên ít có cơ hội tiếp cận các thông tin về môi trường. Còn lí do nữa là do tâm lí và thói quen sống của con người nơi đây. Do thói quen không muốn để rác trong nhà nên rác thường được cho vào bịch nylon đem ra để trước nhà vào buổi sáng chờ xe thu gom, do đó làm mất mỹ quan đường làng, cũng như góp phần nhân rộng môi trường lan truyền dịch bệnh.

3.4.3.2. Các biện pháp hành chính và kinh tế chưa được áp dụng nghiêm ngặt

Nếu như ở đảo quốc sư tử Xingapo mức xử phạt về các hành vi gây ô nhiễm môi trường là rất cao thì ở Việt Nam là ngược lại, mặc dù ở Việt Nam cũng có luật bảo vệ môi trường trong đó có quy định về xả rác thải đúng nơi quy định. Nhưng do cán bộ tại các địa phương không làm việc nghiêm khắc và làm ngơ trước các vi phạm của người dân nên người dân không chấp hành luật nhà nước ban hành.

3.4.3.3. Các biện pháp xử lý chất thải rắn còn ít và kém hiệu quả

Rác thải trên địa bàn huyện chưa được xử lý đúng qui định, các biện pháp xử lý chủ yếu vẫn là chôn lấp và thiêu hủy. Do nhiều nơi chưa thu gom, lượng rác được tự chôn và tự đốt một cách tự phát do đó hiệu quả đem lại chưa cao.

Một trong những nguyên nhân khiến cho công tác giáo dục tuyên truyền để người dân Điện Bàn biết về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tham gia đóng phí vệ sinh môi trường đạt kết quả không cao chính là do thiếu những cán bộ hiểu sâu về các vấn đề liên quan đến môi trường. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về chất thải rắn ở cấp xã hầu như chưa có bộ phận chuyên trách mà chỉ là đội ngũ kiêm nhiệm từ các bộ phận khác. Điều này là một trong những nguyên nhân làm công tác quản lý lực lượng thu gom rác tại khu vực yếu kém vì cấp xã là cấp gần dân nhất, là nơi trực tiếp tổ chức các hoạt động quản lý, điều hành các công việc hành chính ở cơ sở và trực tiếp tổ chức thi hành pháp luật, đồng thời cũng là nơi phát hiện và ngăn chặn sớm những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Với tầm quan trọng như vậy, nhưng hiện nay về mặt quản lý môi trường chỉ có vài cán bộ kiêm nhiệm về lĩnh vực này nên không thể quản lý tốt được. Đồng thời, hầu như cán bộ môi trường ở xã không có lĩnh vực chuyên môn trong lĩnh vực môi trường nên công tác quản lý yếu kém là tất yếu.

3.4.3.5. Nguồn kinh phí còn quá ít

Nguồn kinh phí để thực hiện công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện là trích từ kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm của huyện. Mỗi năm ngân sách huyện hỗ trợ 300 triệu đồng cộng với phí vệ sinh môi trường mà các hộ gia đình, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ sở kinh doanh tham gia. Tuy nhiên có quá nhiều các khoản chi: chi tiền lương cho công nhân, chi phí xăng dầu, chi phí bảo dưỡng xe, chi phí các dụng cụ lao động, dụng cụ bảo hộ, chi phí xử lý rác,… Chính vì vậy, ở những vùng xa, tần suất xe thu gom còn hạn chế.

3.5. Dự đoán lượng CTRSH phát sinh trong giai đoạn 2012-2025 3.5.1. Dự đoán lượng CTRSH phát sinh trong giai đoạn 2012- 2015 3.5.1. Dự đoán lượng CTRSH phát sinh trong giai đoạn 2012- 2015

Lượng CTR sinh hoạt phát sinh và tổng lượng rác thu gom và xử lý trong giai đoạn 2012-2015 được tính toán trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Dự đoán lượng CTRSH phát sinh và CTRSH thu gom - xử lý trên địa bàn toàn huyện từ năm 2012 – 2015

Năm Dân số (người) Tỉ lệ tăng dân số (%) Tiêu chuẩn thải rá c (kg/ng.ngđ) Tổng lượng rác thải phát sinh (tấn/ngđ)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn nông thôn ở huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp. (Trang 35 - 40)