- Có trách nhiệm trực tiếp thu gom, vận chuyển rác thải tại các khu dân cư, khu thương mại, bệnh viện, khu công nghiệp đóng trên địa bàn huyện về bãi tập kết rác để xử
d. Phương thức xử lý
- Đối với rác sinh hoạt: Trên địa bàn huyện đang sử dụng nhiều hình thức xử lý rác
khác nhau. Kết quả thống kê từ phiếu điều tra ta được như bảng 3.6.
Bảng 3.6. Phương thức xử lý rác sinh hoạt của người dân huyện Điện Bàn Phương thức xử lý Số phiếu chọn Tỷ lệ Tham gia dịch vụ 110/145 76% Tự đốt 10/145 7% Tự chôn lấp 12/145 8% Bán phế liệu 44/145 30% Phương án khác 2/145 1%
Từ bảng 3.6 ta thấy: lượng rác sinh hoạt được các hộ gia đình xử lý theo nhiều cách khác nhau. Có hộ gia đình kết hợp nhiều phương thức xử lý như: tham gia hoạt động thu gom của đội môi trường; tự đốt ( lá cây,…), hoặc xác chết của gia súc, gia cầm họ chôn tại vườn. Đặc biệt tại huyện có rất nhiều cơ sở thu mua phế liệu, do đó một phần lượng rác có thể tái chế, tái sử dụng được người dân đem bán.
- Đối với phế phẩm nông nghiệp: Trong khoảng 78% hộ gia đình huyện Điện Bàn làm nông thì 60% (87/145) hộ tận dụng lại các phế phẩm sau khi thu hoạch như: rơm rạ, vỏ trấu, vỏ lạc… và 40% còn lại là vứt bỏ đi vì nhà không sử dụng.
60% 40%
Biểu đồ thể hiện lượng phế phẩm trồng trọt sau khi sử dụng
Tận dụng lại
Vứt bỏ
Hình 3.6.Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ xử lý phế phẩm trồng trọt
Nhìn chung, ta nhận ra thực trạng nông thôn hiện nay đang dần đổi khác, chính những thay đổi này góp phần làm tăng lượng rác thải ra môi trường.
- Đối với CTR chăn nuôi: Phần lớn lượng chất thải chăn nuôi được tận dụng làm
phân (70%), 30% còn lại thì thải bỏ ra môi trường bên ngoài.
- Đối với CTR nguy hại: Rác nông nghiệp ngoài những phế phẩm sau đợt thu hoạch,
thì một lượng không nhỏ vỏ, bao bì thuốc BVTV sau thu hoạch bị vứt bừa bãi ra đồng ruộng. Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ 8% (11/145) tổng phiếu hợp lệ, hộ gia đình thu gom rác nguy hại trên đồng ruộng. Và có tới 92% lượng rác này chưa được thu gom và xử lý.
0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% Thu gom Chưa thu gom
Từ đồ thị ta thấy rõ: Công tác quản lý về loại chất thải nguy hại này vẫn bị bỏ ngỏ và chưa được tiến hành thu gom. Đây là vấn đề cần phải được quan tâm hơn và xử lý kịp thời.
3.3.2. Kết quả khảo sát thông qua định lượng xác định thành phần CTRSH
Sau 1 tháng tiến hành phân loại, cân rác tại 5 điểm tập kết rác và xác định tỷ lệ ta có kết quả thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn huyện Điện Bàn như sau:
Bảng 3.7. Thành phần CTRSH của hộ gia đinh huyện Điện Bàn STT Thành phần Khối lượng % 1 Rác hữu cơ phân hủy được: vỏ trái cây, vỏ
chuối, vỏ rau củ quả…
61
2
Rác hữu cơ khó phân hủy 20,5
2.1. Nylon 11
2.2. Chai nhựa, hộp nhựa, vỏ bao bì thuốc BVTV 9,5
3 Rác có thể cháy được 7,9 Rác có thể cháy được 7,9 3.1. Vải vụn 1,3 3.2. Cao su vụn 1,6 3.4. Giấy vụn 4,3 3.5. Cành cây 0,7 4 Các chất trơ 8,6 4.1. Thủy tinh vụn 3,6 4.2. Sành sứ các loại 1,1
4.3. Chai, lon bằng kim loại bằng nhôm 3,9