Cơ cấu phương tiện và ngành nghề khai thác

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI LỚP CHÂN ĐẦU (CEPHALOPODA) THUỘC NGÀNH THÂN MỀM (MOLLUSCA) TẠI VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Cơ cấu phương tiện và ngành nghề khai thác

Từ kết quả báo cáo của Chi cục Thủy sản Đà Nẵng cho thấy đa số các hộ ngƣ dân chuyên khai thác mực và bạch tuộc tại vùng biển Đà Nẵng với các phương tiện khá hiện đại nhƣ tàu máy có công suất >20CV và một số ít ghé, thúng thô sơ. Kết quả thể hiện rừ ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Số lượng phương tiện tham gia khai thá c mực và bạch tuộc tại 4 phường thuộc quận Sơn Trà trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Địa phương

Loại phương tiện

Tổng cộng Ghe, Thúng Tàu máy >20CV

Thọ Quang 0 25 25

Mân Thái 5 4 9

Nại Hiên Đông 0 12 12

Thuận Phước 2 8 10

Tổng 7 49 56

16

Hình 3.1. Cơ cấu phương tiện khai thác tại 4 phường thuộc quận Sơn Trà trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Qua thống kê số lượng tàu thuyền và cơ cấu phương tiện khai thác tại 4 phường Thọ Quang, Thuận Phước, Mân Thái và Nại Hiên Đông cho thấy ngư dân rất chú trọng sử dụng phương tiện hiện đại, số lượng tàu máy >20CV chiếm đến 87% trong khi đó những phương tiện khai thác thô sơ như ghé, thúng chỉ chiếm 13%

3.1.2. Ngành nghề khai thác

a. Đặc điểm các ngành nghề khai thác

Từ kết quả tham vấn cộng đồng, cho thấy 100% ý kiến cho rằng ngành nghề khai thác nguồn lợi lớp chân đầu (Cephalopoda) thuộc ngành thân mềm (Mollusca) tại vùng biển Đà Nẵng gồm có 3 loại nghề chính là chụp, bẫy và lờ.

Đối với mỗi loại nghề sẽ có từng đặc điểm khác nhau. Qua quá trình khảo sát thực địa và mô tả của ngư dân chuyên khai thác mực và bạch tuộc tại 4 phường Thọ Quang, Mân Thái, Thuận Phước và Nại Hiên Đông thuộc quận Sơn Trà trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đặc điểm mỗi loại nghề đƣợc thể hiện rừ ở bảng 3.2

13%

87%

Cơ cấu phương tiện khai thác

Ghe, Thúng Tàu máy >20CV

17

Bảng 3.2. Đặc điểm ngành nghề khai thác nguồn lợi lớp chân đầu (Cephalopoda) thuộc ngành thân mềm (Mollusca) tại vùng biển Đà Nẵng

STT Loại nghề Đặc điểm ngành nghề khai thác

1 Chụp

- Chụp mực là nghề dùng ánh sáng để thu hút mực nổi lên tầng nước mặt, sau đó mới dùng lưới đánh bắt. Mực vừa vớt lên khỏi mặt nước, được ngư dân bảo quản bằng cách không cho dính nước ngọt, không dính đá lạnh và giữ cho mực vẫn sống cho đến khi vào bờ

2 Bẫy

- Bẫy mực đƣợc làm đơn giản từ những cây gỗ rừng cứng đƣợc buộc thành chiếc lồng hình vuông, xung quanh có bịt lưới, có miệng là hai mảnh lưới khép lại đủ để mực chui qua, xung quanh bẫy được ngụy trang bằng lá dừa nước. Chiếc bẫy được buộc thêm hòn đá nặng hơn 20kg để giữ cho lưới chìm dưới đáy. Bẫy được nối với sợi dây dài bên trên có gắn phao để định vị.

3 Lờ

- Lờ mực là loại nghề dùng ngƣ cụ là lờ đan bằng tre, có dạng hình trụ hoặc hình quả nhót, phía miệng có hom dẫn cá, đƣợc đặt cố định ở khu vực có dòng chảy nhỏ để khai thác mực. Tùy đối tƣợng đánh bắt mà trong lờ có đặt loại mồi thích hợp. Mực vào lờ qua cửa hom và không thoát ra đƣợc;

thường có dùng 1 hoặc 2 hom.

Từ kết quả khảo sát thực địa và mô tả của ngƣ dân chuyên khai thác mực và bạch tuộc cho thấy các ngành nghề khai thác ở 4 phường thuộc quận Sơn Trà trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng còn khá thô sơ và thủ công.

18 b. Cơ cấu các ngành nghề khai thác

Theo kết quả điều tra bằng phiếu tại 4 phường Thọ Quang, Mân Thái, Thuận Phước và Nại Hiên Đông thuộc quận Sơn Trà trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Cơ cấu ngành nghề khai thỏc được thể hiện rừ qua bảng 3.3 dưới đõy.

Bảng 3.3. Số lƣợng ngành nghề khai thác nguồn lợi lớp chân đầu (Cephalopoda) thuộc ngành thân mềm (Mollusca) tại 4 phường Mân Thái, Thọ Quang, Thuận Phước

và Nại Hiên Đông

Loại nghề Phường Mân Thái

Phường Nại Hiên Đông

Phường Thọ Quang

Phường Thuận Phước

Tổng cộng

Chụp 4 8 4 3 19

Bẫy 7 2 4 7 20

Lờ 8 4 10 4 26

Qua bảng 3.3 cho thấy số lƣợng 3 loại nghề: Bẫy mực, chụp mực, lờ mực tại 4 phường thuộc quận Sơn Trà trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng tương đối cao. Với kết quả điều tra bằng phiếu của 30 hộ ngƣ dân, thống kê đƣợc loại nghề phổ biến nhất là nghề lờ chiếm 26 hộ ngƣ dân sử dụng, sau đó là nghề bẫy với 20 hộ ngƣ dân và cuối cùng là nghề chụp với 19 hộ ngƣ dân tham gia sử dụng.

19

Hình 3.2. Cơ cấu ngành nghề khai thác nguồn lợi lớp chân đầu (Cephalopoda) thuộc ngành thân mềm (Mollusca) tại 4 phường Mân Thái, Thọ Quang, Thuận Phước và Nại

Hiên Đông

Từ kết quả thống kê cơ cấu ngành nghề khai thác nguồn lợi lớp chân đầu (Cephalopoda) thuộc ngành thân mềm (Mollusca) tại 4 phường Mân Thái, Thọ Quang, Thuận Phước và Nại Hiên Đông thấy rằng nghề Lờ mực đang được ngư dân sử dụng phổ biến nhất với tỷ lệ 40%, nghề Bẫy mực 31% và nghề Chụp mực đang ở mức trung bình với tỷ lệ 29%

3.2. Mùa vụ và vùng khai thác

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI LỚP CHÂN ĐẦU (CEPHALOPODA) THUỘC NGÀNH THÂN MỀM (MOLLUSCA) TẠI VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)