Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)

Một phần của tài liệu 23948 16122020235020250NGUYNTRNTHINN 15CHDE TONVN (Trang 37 - 39)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2.2. Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)

˗ Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) là một công cụ rất mạnh trong việc nghiên cứu cấu trúc ở cấp độ nano. Nó cho phép quan sát chính xác cấu trúc nano với

độ phân giải lên đến 0,2 nm. Do đó, phương pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu vật liệu nano.

˗ TEM có thể dễ dàng đạt được độ phóng đại 400.000 lần với nhiều vật liệu, và với các nguyên tử nó có thể đạt được độ phóng đại tới 15 triệu lần. Dựa vào ảnh TEM chụp các phần tử nano bạc bằng kính hiển vi điện tử truyền qua xác định được kích thước và hình dáng của hạt nano tạo thành, đồng thời xem xét xem kích thước đó đảm bảo là tốt hay chưa để hoạch định quá trình điều chế nano bạc.

˗ Phương pháp dựa trên việc sử dụng chùm tia điện tử để tạo ảnh mẫu nghiên cứu. Chùm tia được tạo ra từ anot qua hai “tụ quang” điện tử sẽ được hội tụ lên mẫu nghiên cứu. Khi chùm tia điện tử đập vào mẫu sẽ phát ra các chùm tia điện tử truyền qua. Các điện tử truyền qua này được đi qua điện thế gia tốc rồi vào phần thu và biến đổi thành tín hiệu ánh sáng. Tín hiệu được khuếch đại, đưa vào mạng lưới điều khiển tạo độ sáng trên màn ảnh. Mỗi điểm trên mẫu cho một điểm tương ứng trên màn. Độ sáng tối trên màn ảnh phụ thuộc vào lượng điện tử phát ra tới bộ thu và phụ thuộc vào hình dạng bề mặt mẫu nghiên cứu.

˗ Các bước của ghi ảnh TEM: chiếu một chùm electron qua một vật mẫu, tín hiệu thu được sẽ được phóng to và chuyển lên màn huỳnh quang cho người sử dụng quan sát. Mẫu vật liệu chuẩn bị cho TEM phải mỏng để cho phép electron có thể xuyên qua giống như tia sáng có thể xuyên qua vật thể trong hiển vi quang học, do đó việc chuẩn bị mẫu sẽ quyết định tới chất lượng của ảnh TEM.

 Một chùm electron được tạo ra từ nguồn cung cấp.

 Chùm electron này được tập trung lại thành dòng electron hẹp bởi các thấu kính hội tụ điện từ.

 Dòng electron đập vào mẫu và một phần sẽ xuyên qua mẫu.

 Phần truyền qua sẽ được hội tụ bởi một thấu kính và hình thành ảnh.  Ảnh được truyền từ thấu kính đến bộ phận phóng đại.

 Cuối cùng tín hiệu tương tác với màn hình huỳnh quang và sinh ra ánh sáng cho phép người dùngquan sát được ảnh. Phần tối của ảnh đại diện cho vùng mẫu đã cản trở, chỉ cho một số ít electron xuyên qua (vùng mẫu dày hoặc có mật độ cao). Phần sáng của ảnh đại diện cho những vùng mẫu không cản trở, cho nhiều electron truyền qua (vùng này mỏng hoặc có mật độ thấp).

Hình 2.6: Nguyên lý của kính hiển vi điện tử truyền qua.

Một phần của tài liệu 23948 16122020235020250NGUYNTRNTHINN 15CHDE TONVN (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)