5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.2. Đặc tính hạt nano bạc tạo thành
Hình 3.11: Ảnh chụp TEM và EDX của mẫu nano bạc. Nhận xét:
Hạt nano tổng hợp được có dạng hình cầu. Kích thước hạt phân bố từ 9,98 – 16,1 nm. Các hạt phân bố đều không có sự sa lắng, kết tụ trong dung dịch. Chứng minh việc tổng hợp thành công hạt nano bạc với đặc trưng hình dáng và kích thước và tính chất của hạt nano.
Phổ phân tích nguyên tố EDX cho thấy, thành phần chính của hạt nano bạc thu được là bạc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Trong khuôn khổ luận văn, qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm chúng tôi rút ra các kết luận sau:
1.1. Xác định được thành phần hóa học của dịch chiết Sả
Dịch chiết Sả có chứa các hợp chất α-Citral (Geranial), β-Citral (Netral), Ocimene, β-Pinene.
1.2. Các điều kiện thích hợp để tổng hợp nano bạc
˗ Nồng độ dung dịch AgNO3: 1ppm.
˗ Tỉ lệ thể tích dịch chiết/thể tích dung dịch AgNO3 : 1ml /30ml.
˗ Nhiệt độ tạo nano bạc: 26oC ( nhiệt độ phòng).
˗ Thời gian phản ứng: 30 phút.
1.3. Kết quả khảo sát đặc tính của hạt nano bạc
Từ kết quả đo TEM, EDX chúng tôi khẳng định được hạt nano bạc tổng hợp từ dung dịch bạc nitrat bằng dịch chiết Sả có dạng hình cầu với kích thước từ 4,54nm đến 16,1nm.
2. KIẾN NGHỊ
˗ Tiếp tục nghiên cứu chế tạo hạt nano bạc nói riêng và nano kim loại nói chung bằng phương pháp sinh học, vì đây là một hướng đi mới rất thân thiện với môi trường.
˗ Khảo sát thêm một số điều kiện ảnh hưởng tới sự tạo thành nano bạc từ dịch chiết như: Sự ảnh hưởng của tốc độ khuấy, độ Ph của dung dịch lên quá trình tổng hợp, hàm lượng chất ổn định PVA, phân tích nhiễu xạ tia X (XRD), …
˗ Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ các nguồn nguyên liệu khác có thể tối ưu về mặt kinh tế cũng như khả năng ứng dụng. Có thể tổng hợp dựa trên các bộ phận khác của cây Sả như lá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Võ Văn Chi, Vũ Văn Chuyên, Phan Nguyên Hồng, Trần Hợp, Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, tập 1, NXB KHKT 1973
[2]. Nguyễn Văn Đàn, Ngô Ngọc Khuyến, Hợp chất thiên nhiên dùng làm thuốc, NXB y học Hà Nội 1999
[3]. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc, NXB KHKT Hà Nội 1992 [4]. Đỗ Tất Lợi, Tinh dầu Việt Nam, NXB Y học TP HCM 1985
[5]. http://vi.wikipedia.org/wiki/congnghenano [6]. http://en.wikipedia.org/wiki/Silver
[7]. Bùi Xuân Vững, Giáo trình phân tích công cụ
[8].Https://www.sigmaaldrich.com/technical-documents/articles/materials- science/nanomaterials/silver-nanoparticles.html