0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Biến đổi mô bệnh học cá Giò sau khi tiêm vắc xin không có nhũ

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ VIÊM CỦA CÁ GIÒ (RACHYCENTRON CANADUM) SAU KHI TIÊM VẮC XIN CÓ NHŨ DẦU VÀ KHÔNG CÓ NHŨ DẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HỌC (Trang 30 -39 )

1 ngày sau khi tiêm: Không có biến đổi gì so với mô cơ bình thường, các sợi cơ vẫn xếp sít nhau, liên kết khá chặt chẽ.

3 ngày sau khi tiêm

Khóa luận tốt nghiệp - 2011 25 Đại học Nha Trang

Hình 14: Biến đổi mô cơ cá Giò 3 ngày sau khi tiêm vắc xin bất hoạt.

(H&E; A (×40), B (×100), C(×400), D(×1000)).

Quan sát trên tiêu bản mô sau 3 ngày tiêm vắc xin ở độ phóng đại nhỏ (Hình 14A) không thấy hiện tượng hoại tử nghiêm trọng, không xuất hiện những không bào lớn như khi tiêm có nhũ dầu. Mô cơ có nhiều sợi cơ xếp song song, một số ít sợi cơ bị rách nát, đứt gãy, liên kết rời rạc (Hình 14B).

A

D C

Khóa luận tốt nghiệp - 2011 26 Đại học Nha Trang

Ở độ phóng đại lớn có những vùng thấy xuất hiện những sợi cơ đang dần bị hoại tử

(Hình 14C). Một số vùng cơ bắt đầu quan sát thấy sự xuất hiện của các tế bào máu di chuyển tới vùng cơ bị xơ rách, xen kẽ giữa các sợi cơ (Hình 14D). Những tế bào này rất ít và gần với những tơ cơ đang bị chun lại, thưa dần do đó mà khó quan sát được hình dạng của tế bào. Thấy tế bào bắt màu tím của thuốc nhuộm Hematocylin nhưng không nhìn rõ hình dạng tế bào do đó chúng tôi chưa khẳng định được là loại tế bào nào.

7 ngày sau khi tiêm

Bắt đầu hình thành ổ viêm, có sự tập trung lớn của các loại tế bào máu gia tăng di chuyển tới vùng viêm và cấu trúc cơ bị thay đổi.

Ở độ phóng đại nhỏ (×100) có thể thấy những dòng tế bào lớn di chuyển xen kẽ trong mô cơ (Hình 15A). Các sợi cơ bị chun giãn, đứt gãy và đang dần bị hoại tử và có những tế bào máu tập trung thành từng đám lớn (Hình 15C,D). Ở độ phóng đại lớn (×100) có thể quan sát được sự phá hủy sợi cơ bắt đầu từ những tơ cơ và quan sát được hình dạng các loại tế bào máu như hồng cầu (e), bạch cầu (WBC). Chủ yếu là các bạch cầu tập trung với số lượng lớn, có nhân bắt màu tím đậm của Hematocylin và tới làm nhiệm vụ thực bào, xen lẫn là các tế bào hồng cầu (Hình

Khóa luận tốt nghiệp - 2011 27 Đại học Nha Trang

Hình 15: Ổ viêm hình thành sau 7 ngày tiêm vắc xin.

(H&E, A(×100); B,C(×400); D(×1000.) Dòng tế bào máu ( ), hồng cầu (e), bạch cầu (WBC)) .

Nhìn chung, mô cơ 7 ngày sau khi tiêm vắc xin có biến đổi rõ ràng hơn so với 3 ngày sau khi tiêm vắc xin thể hiện ở mức độ hoại tử của các sợi cơ và mức độ tập trung các tế bào máu tới vùng viêm. Các tế bào tập trung thành đám lớn giữa các sợi cơ, tuy nhiên chưa hình thành ổ viêm lớn, phá hủy hoàn toàn cấu trúc của sợi cơ.

A B

C D

WBC e

Khóa luận tốt nghiệp - 2011 28 Đại học Nha Trang

14 ngày sau khi tiêm

Hình 16: Ổ viêm hình thành trong cơ 14 ngày sau khi tiêm vắc xin, H&E; ×40.

Ổ viêm hình thành rõ ràng và lớn hơn so với 7 ngày sau khi tiêm vắc xin (Hình

16). Quan sát rên lát cắt mô học ở độ phóng đại nhỏ, ổ viêm có hình dạng bầu dục, dày đặc và không xuất hiện không bào rỗng lớn như khi tiêm vắc xin có nhũ dầu hay nhũ dầu. Tại ổ viêm hiện tượng hoại tử nghiêm trọng, hoàn toàn không thấy sự có mặt của các sợi cơ và khác biệt hoàn toàn với vùng cơ được ngăn cách quanh ổ viêm bởi một dải không bào lớn bao quanh. Tiếp đó là lớp các tế bào dày đặc bao quanh và tạo ra một bức tường bảo vệ ngăn cách giữa vùng viêm và vùng lành.

Ổ viêm hình thành một cái hốc chứa xác vi khuẩn, tổ chức hoại tử gọi là mủ ở trung tâm ổ viêm. Mủ nhiều sẽ bị vỡ thoát ra ngoài hoặc vào các xoang, các tạng rỗng của cơ thể. Có các lớp tế bào bao quanh ổ viêm, ngăn cách với những vùng cơ xung quanh, bắt màu của thuốc nhuộm Hematocytin với mức độ đậm nhạt khác nhau. Vùng cơ bao quanh ổ viêm vẫn có những dòng tế bào nằm xen kẽ, di chuyển tới vùng viêm.

Khóa luận tốt nghiệp - 2011 29 Đại học Nha Trang

Hình 17: Hình thành 4 lớp tế bào tại ổ viêm 14 ngày tiêm vắc xin bất hoạt.

( H&E; A(×400); B, C, D(×1000).Bạch cầu (WBC), đại thực bào (M), Lympho bào(L)).

Tại ổ viêm có thể quan sát được các lớp tế bào được hình thành, bao vây và tham gia vào quá trình tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Dựa vào đặc điểm của từng lớp tế bào này mà chia ra làm 4 lớp chính theo thứ tự từ ngoài vào trong ( Hình 17A).

Lớp 1: Lớp này là các vi khuẩn, các tế bào chết, tổ chức hoại tử đã bị tiêu diệt tạo thành thể mủ. Các tế bào hòa lẫn vào nhau, không nhìn rõ cấu trúc, bắt màu tím của Hematocylin. A B D C WBC Lớp 4 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1 Lớp 3 Lớp 1 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 4 L M

Khóa luận tốt nghiệp - 2011 30 Đại học Nha Trang

Lớp 2: Các sản phẩm của quá trình viêm đang bị tiêu diệt bởi hoạt động thực bào. Nhìn thấy nhân của tế bào bắt màu tím đậm của Hematocylin và không nhìn rõ lớp tế bào chất. Đây là những bạch cầu, chúng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, sau khi làm nhiệm vụ thực bào sẽ bị tiêu diệt bởi các đại thực bào bằng con đường nội tế bào.

Lớp 3: Những đại thực bào đơn nhân hình tròn, bầu dục, kích thước lớn hơn so với các tế bào khác và bắt màu thuốc nhuộm khá nhạt.

Lớp 4: Các tế bào bạch cầu có nhân lớn, bắt màu tím đậm của Hematocylin, rải rác có nhiều lympho bào. Lớp lympho bào này là hàng rào bảo vệ ngăn cách với mô lành.

Ở giai đoạn 14 ngày sau khi tiêm vắc xin không nhũ dầu thấy lớp bạch cầu đa nhân cùng với các tế bào vi khuẩn đã và đang bị tiêu diệt. Quan sát trên tiêu bản mô học, lớp tế bào bạch cầu chủ yếu là dòng bạch cầu đa nhân tồn tại ngay từ ngày đầu tiên sau khi tiêm vi khuẩn bất hoạt đến ngày thứ 14 đã và đang bị tiêu diệt. Điều này cho thấy các tế bào bạch cầu trung tính này chỉ gia tăng số lượng, tồn tại trong một khoảng thời gian và tham gia tích cực vào cơ chế viêm. Tiếp theo là lớp đại thực bào dày đặc bao quanh. Ngoài cùng là lớp tế bào bạch cầu, chủ yếu là dòng lympho bào bao vây, cô lập ổ viêm.

21 ngày sau khi tiêm

Quan sát trên tiêu bản mô ở độ phóng đại nhỏ (×40) có thể thấy rõ hình dạng của ổ viêm (Hình 18A,B) nằm ngay dưới da với kích thước lớn. Ổ viêm dạng bầu dục dài, có lớp viền bao xung quanh khá dày và bắt màu đậm của Hematocylin. Giữa ổ viêm là khoảng rỗng khá lớn, khác hẳn với 14 ngày sau khi tiêm vắc xin không có nhũ dầu (Hình 16) có lớp mỏng bắt màu nhạt của thuốc nhuộm.

Khóa luận tốt nghiệp - 2011 31 Đại học Nha Trang

Hình 18: Ổ viêm hình thành trong cơ 21 ngày sau khi tiêm vắc xin.

(H&E; A, B(×40), C(×100), D(×400). Đại thực bào (M)).

Có thể quan sát được rõ ràng các lớp tế bào bắt màu thuốc nhuộm không đồng đều quanh ổ viêm ở các độ phóng đại lớn hơn. Lớp tế bào này hình thành nên những xoáy dày đặc tế bào (Hình 18C), không tạo thành những không bào có các lớp tế bào bao quanh như khi tiêm nhũ dầu và vắc xin có nhũ dầu. Các lớp tế bào này có hình dạng tế bào và khả năng bắt màu đậm nhạt của thuốc nhuộm là khác nhau (Hình 18D).

Da Da

A B

C D

Khóa luận tốt nghiệp - 2011 32 Đại học Nha Trang

Hình 19: Các lớp tế bào trong ổ viêm sau 21 ngày tiêm vắc xin, H&E;× 1000.

(Đại thực bào (M), Lympho bào (L)).

Ngày thứ 14 và 21 sau khi tiêm vắc xin có kích thước ổ viêm tương tự nhau và đều tạo thành từng lớp tế bào khá rõ rệt quanh vùng viêm (Hình 19).

Lớp 1: Các vi khuẩn, bạch cầu, đại thực bào, tổ chức hoại tử đã bị tiêu diệt tạo thành đám dịch dạng keo đặc.

Lớp 2: Vùng các tác nhân đang bị bao vây, đang tiêu diệt không nhìn rõ tế bào. Chủ yếu là các tế bào bạch cầu sau khi làm nhiệm vụ thục bào mảnh vụn vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt.

Lớp 3: Lớp tế bào đại thực bào, bắt màu thuốc nhuộm nhợt nhạt. Nhận thấy, lớp tế bào này tập trung nhiều và dày hơn so với 7 ngày sau khi tiêm vắc xin. Lớp 4: Lớp tế bào bao gồm các loại bạch cầu ngăn cách không cho ổ viêm lan rộng,

Lớp 5 Lớp 1 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 4 M L

Khóa luận tốt nghiệp - 2011 33 Đại học Nha Trang

chủ là dòng lympho bào có nhân lớn bắt màu tím của Hematocylin và lớp tế bào rất rất mỏng.

Lớp 5: Vùng mô cơ chưa bị hoại tử, bắt màu hồng của Eosin. Ngăn cách với ổ viêm bởi một khoảng không bào khá lớn.

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ VIÊM CỦA CÁ GIÒ (RACHYCENTRON CANADUM) SAU KHI TIÊM VẮC XIN CÓ NHŨ DẦU VÀ KHÔNG CÓ NHŨ DẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HỌC (Trang 30 -39 )

×