Quá trình viêm

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu cơ chế viêm của cá giò (rachycentron canadum) sau khi tiêm vắc xin có nhũ dầu và không có nhũ dầu bằng phương pháp mô học (Trang 53 - 55)

Từ các kết quả nghiên cứu về biến đổi mô học tại vị trí tiêm cá Giò ở mục 4.1 đã cho phép chúng tôi nhận định rằng quá trình viêm khi tiêm nhũ dầu, vắc xin không có nhũ dầu và vắc xin nhũ dầu vào cơ cá giò mỗi loại kháng nguyên có mức độ và thời gian ảnh hưởng là khác nhau nhưng đều theo một quy luật chung.

Quan sát trên tiêu bản mô nhận thấy những biến đổi mô đầu tiên sau khi tiêm vắc xin như: mô cơ liên kết lỏng lẻo, sợi cơ bị đứt gãy, tơ cơ rách nát, bắt đầu có hiện tượng hoại tử. Xen kẽ những sợi cơ, quanh vùng cơ bị thương tổn xuất hiện các tế bào máu. Biến đổi ở cấp độ tế bào có thể quan sát thấy tế bào hồng cầu và bạch cầu hạt là những tế bào xuất hiện ở vùng viêm đầu tiên. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Robert R.J (2001), quá trình viêm diễn ra làm hệ thống tuần hoàn, trao đổi chất rối loạn, phát sinh những biến đổi gây hoại tử. Kết quả của quá trình này tạo ra các chất phân giải như protein và các axit hữu cơ gây kích ứng viêm, hóa ứng động bạch cầu. Khi cơ thể sinh vật có chứng viêm, dịch thể và các tế bào máu thẩm thấu qua thành mạch máu, đi vào tổ chức tế bào đang bị viêm. Tại ổ viêm, đầu tiên mạch máu có sự thay đổi do kích thích, một lượng máu lớn hơn bình thường được đưa đến mạch máu gần ổ viêm (Robert, 2001).

Sau khi xuất hiện số lượng lớn các bạch cầu là sự xuất hiện của các tế bào đại thực bào. Các đại thực bào có kích thước lớn, bắt màu nhạt của thuốc nhuộm và quan sát thấy tạo thành các lớp tế bào rõ rệt bao quanh. Ở giữa là các tế bào đã và đang bị tiêu diệt, có nhân bắt màu tím đậm của Hematocylin, tiếp theo là lớp dày đặc các đại thực bào bao quanh. Theo Robert R.J (2001), bạch cầu khi làm nhiệm vụ thực bào sẽ bị các đại thực bào tới vây bắt và tiêu diệt bằng con đường nội tế bào. Đại thực bào (M) có chức năng thực bào (bắt, nuốt và tiêu hoá các kháng nguyên lạ: vi sinh vật gây bệnh, các tiểu thể không hoà tan, các tế bào của cơ thể đã bị chết hoặc bị tổn thương, các mảnh vụn tế bào và các yếu tố gây đông vón), hóa ứng động bạch

Khóa luận tốt nghiệp - 2011 48 Đại học Nha Trang

cầu, tăng tính thấm thành mạch, chức năng xử lý và trình diện kháng nguyên. Khi đại thực bào hoạt hoá còn tiết ra một số yếu tố khác có liên quan đến đáp ứng viêm như nhóm protein huyết thanh được gọi là bổ thể có tác dụng giúp cho cơ thể loại trừ các tác nhân gây bệnh và tạo ra được phản ứng viêm.

Khi ổ viêm lan rộng, hiện tượng hoại tử diễn ra mạnh mẽ tại chính giữa ổ viêm, không còn nhìn thấy cấu trúc của cơ. Vùng viêm bắt màu thuốc nhuộm không đồng đều, nhất ở trung tâm ổ viêm bắt màu của Hematocylin nhiều hơn. Xung quanh biến đổi không rõ ràng, mức độ thương tổn giảm dần về ngoại vi ổ viêm. Lượng tế bào bạch cầu có nhân lớn bắt màu tím đậm của Hematocylin tăng dần và hồng cầu giảm, không còn xuất hiện đám hồng cầu lớn. Việc các dòng bạch cầu hạt và đại thực bào di động hướng đến vị trí viêm cũng phù hợp với nguyên lý chung của quá trình viêm của động vật có xương sống (Sinh lý học, 2006)

Cuối cùng xuất hiện nhiều lympho bào trong đám những bạch cầu. Theo Mutoloki và ctv (2006) quan sát thấy các tế bào lympho nhỏ, đường kính 7-10µm, nhân lệch về một phía, đôi khi có vệt lõm, rất ít tế bào chất. Các tế bào lympho tạo thành hàng rào bao quanh ổ viêm nhằm bao vậy, cô lập không cho ổ viêm lan rộng. Theo Moore ctv (1998) đã chứng minh được sự tiếp thụ kháng nguyên bởi các tế bào biểu bì, đại thực bào và cũng là bằng chứng về việc xử lý, trình diện kháng nguyên và hoạt hóa tế bào lympho tại chỗ. Tuy nhiên, phản ứng viêm cấp cũng là yếu tố khởi phát và điều hoà đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Quan sát thấy nhiều lympho bào nhất khi tiêm vắc xin có chất bổ trợ là dầu, tiếp theo là vắc xin không kết hợp chất bổ trợ và khi tiêm nhũ dầu không quan sát thấy lympho bào tham gia.

Khóa luận tốt nghiệp - 2011 49 Đại học Nha Trang

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu cơ chế viêm của cá giò (rachycentron canadum) sau khi tiêm vắc xin có nhũ dầu và không có nhũ dầu bằng phương pháp mô học (Trang 53 - 55)