1.1) Toàn cầu hóa:
-Đẩy mạnh mảng Xuất khẩu phần mềm tại thị trường Mỹ, Nhật Bản, châu Âu thông qua việc tăng cường đào tạo chuyên gia, nghiên cứu công nghệ mới và đẩy mạnh hoạt động marketing;
-Phát triển dịch vụ BPO mà nguồn nhân lực đã được chuẩn bị và được đối tác Nhật Bản đào tạo kỹ lưỡng trong năm 2013;
-Đẩy mạnh cung cấp các giải pháp phần trong các lĩnh vực chuyên biệt như: Chính phủ, Ngân hàng, Viễn thông, y tế,… ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường các nước đang phát triển như: Lào, Campuchia, Myanmar, bangladesh, Ghana, bhutan, Senegal, …;
-Tiếp tục mở rộng thị phần viễn thông tại các nước trong khu vực và tiếp tục tìm kiếm cơ hội tại các thị trường mới;
-Xây dựng các khu làm việc tại Việt Nam theo mô hình campus và mở rộng quy mô văn phòng tại nước ngoài.
-Trước mắt, tập đoàn sẽ rà soát lại những dự án kinh doanh có thể kết thúc nhanh để mang lại doanh thu, tối ưu hóa chi phí, tăng lợi nhuận. Trong dài hạn, sẽ tập trung tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.2) Thị trường trong nước: củng cố vị thế trong c ác lĩnh vực truyền thốngKhối Công nghệ: Khối Công nghệ:
-Giữ vững thị phần trong nước đối với lĩnh vực Giải pháp phần mềm và Tích hợp hệ thống;
-Giữ vững và tăng trưởng thị phần dịch vụ bảo dưỡng, cài đặt, lắp đặt, đào tạo, chuyển giao công nghệ bảo hành,... với trọng tâm là các hệ thống phần mềm ứng dụng, thiết bị đặc thù ngành ngân hàng, hệ thống bảo mật, hệ thống lưu trữ lớn;
-Đẩy mạnh dịch vụ điện tử, nỗ lực tiếp tục đạt tăng trưởng hai chữ số so với năm 2013.
Khối Viễn thông:
-Quá trình quang hóa (SWAP) và truyền hình là chiến lược trọng điểm của công ty từ năm nay đến 2015. Dự kiến cuối 2014 sẽ hoàn thành 40% SWAP ở Hà Nội và TP HCM. Ngoài ra, tuyến cáp quang biển cũng sẽ đi vào hoạt động quý 2 năm 2015, góp phần giảm chi phí thuê kênh quốc tế.
-FPT Telecom chấp nhận tăng trưởng chậm để đầu tư cho chiến dịch Quang hóa. Mảng truyền hình mà FPT Telecom đang theo đuổi được tin là rất có triển vọng, có thể mang lại nguồn doanh thu tốt trong tương lai
-Tiếp tục mở rộng vùng phủ, đi ra các huyện xã nhằm gia tăng lượng người dùng.
-Đầu tư nâng cấp và cải tạo hạ tầng viễn thông tạo nền tảng để cung cấp các dịch vụ cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về băng thông, tốc độ và sự ổn định;
-Đầu tư vào truyền hình cáp, tăng lựa chọn cho khách hàng;
-Tiếp tục mở rộng vùng phủ trong nước và quốc tế;
-Cải tiến hoạt động mảng trò chơi trực tuyến, đẩy mạnh phát hành các trò chơi mới cũng như phát hành các trò chơi trên nền di động.
-Mở rộng quy mô chuỗi bán lẻ theo kế hoạch đã được phê duyệt năm 2012, tăng thêm 50 cửa hàng, với mục tiêu đạt 150 cửa hàng vào cuối năm2014.
-Trung bình một tuần FPT khai trương một shop mới. Hiện đơn vị có hơn 130 cửa hàng tại 62/63 tỉnh thành. Duy nhất Hậu Giang là tỉnh mà FPT Shop chưa 'phủ sóng' nhưng FPT khẳng định đơn vị sẽ cán mốc 250 shop vào năm 2016.
-Củng cố danh mục phân phối, hoàn thiện hệ thống phân phối nhằm giữ vững vị thế số 1 về phân phối các sản phẩm công nghệ tại Việt Nam;
-Mở rộng vùng phủ tiếp tục là xu hướng của đơn vị trong thời gian tới
-Dịch chuyển online trên cơ sở hạ tầng offline để tận dụng lợi thế của việc mở rộng vùng phủ và phù hợp xu thế mua hàng trực tuyến đang phát triển mạnh, song song với định hướng phát triển chiều sâu để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.
Đầu tư cho công nghệ mới và các hoạt động nghiên cứu phát triển:
Trong năm 2014, ban Công nghệ sẽ đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và đề xuất giải pháp cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh của FPT như:
Mảng Xuất khẩu phần mềm:
Nghiên cứu mở rộng cung cấp dịch vụ trên nền công nghệ S.M.A.C nhằm chủ động đề xuất giải pháp và mở rộng phạm vi cung cấp cho khách hàng, bên cạnh dịch vụ ủy thác Phát triển phần mềm truyền thống;
Thương vụ M&A mới nhất của FPT Software ở mảng này là chiến lược được FPT đặt ra từ năm 2013 để giải quyết bài toán tăng trưởng. M&A ở nước ngoài là một giải pháp để tăng doanh thu và lợi nhuận.
Lĩnh vực Giải pháp phần mềm và Tích hợp hệ thống:
Thiết kế và tiếp tục hoàn thiện các giải pháp trọn gói; các giải pháp hạ tầng thông minh với các giải pháp cụ thể như camera giao thông, y tế điện tử, nhận dạng an ninh,…; các
giải pháp Cloud, Mobility cho khách hàng vừa và nhỏ, trước mắt phục vụ thị trường trong nước;
Lĩnh vực Dịch vụ Viễn thông:
Nghiên cứu các giải pháp quản lý trung tâm chăm sóc khách hàng, phân tích file nhật ký (log), phát triển ứng dụng và dịch vụ cho thuê hạ tầng (IaaS);
Lĩnh vực Nội dung số:
Đẩy mạnh việc đưa các nội dung hiện có lên nền tảng di động, phát triển các công nghệ tối ưu khả năng trình bày tin bài và các công cụ khai thác cộng đồng đọc tin lớn;
Lĩnh vực Phân phối, Bán lẻ sản phẩm công nghệ:
Phát triển cổng thương mại điện tử, phát triển các ứng dụng cài đặt sẵn trên các điện thoại bán ra.
Đẩy mạnh hoạt động mua bán, sáp nhập, tích cực tìm kiếm cơ hội tại các thị trường Singapore, Mỹ và Nhật Bản.
AI)Biện pháp:
Nâng cao doanh thu và lợi nhuận
Qua việc phân tich tình hình tài chính của công ty đã cho thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2011-2013 giảm. Công ty cần thực hiện các biện pháp sau để cải thiện tình hình:
Công ty cần làm cho tốc độ bán hàng và cung cấp dich vụ tăng lên Công ty cần mở rộng thêm các đại lý chi nhánh cung cấp dich vụ. Khuyến khích các chi nhánh bằng cách cho hưởng hoa hồng theo doanh thu,khen thưởng khi doanh thu vượt chỉ tiêu
Quản lý và sử dụng tài sản cố định:
Xử lý nhanh những tài sản cố định không sử dụng, hư hỏng nhằm thu hồi vốn nhanh, bổ xung thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh..
Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận sản xuất nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong sử dụng tài sản cố định.
Quản lý các khoản phải thu:
Công ty cần có một mức ưu đãi phù hợp với từng loại khách hàng, đảm bảo tính công công bằng giúp cho việc thu hồi các khoàn phải thu của khách hàng dễ dàng và nhanh chóng. Vì vậy việc xác định từng loại khách hàng có thể dựa vào các chỉ tiêu như:
Khách hàng quen thuộc hay mới Khả năng tài chính của khách hàng Uy tín của khách hàng
Khối lượng hàng hóa mà khách hàng đã mua bán với công ty trong quá khứ Ta tăng lượng tài sản ngắn hạn của công ty lên bằng cách nâng cao chất lượng các sản phảm và dịch vụ, cũng chính là tăng giá trị sử dụng của tài sản nhằm kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm và củng cố uy tín của công ty. Chất lượng sản phẩm được nâng cao sẽ tạo điều kiện tăng giá bán từ tăng doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận, từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản nói chung và tài sản ngắn hạn nói riêng.
Vay ngắn hạn của công ty tăng có thể là do công ty cần tiền để thực hiện dự án, kế hoạch kinh doanh trong tương lai hoặc dùng để đầu tư nhằm tăng doanh thu của công ty. Công ty cần lên kế hoạch sử dụng hiệu quả số tiền vay để tránh lãng phí.
Quỹ khen thưởng phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế TNDN, vậy ta cần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Ta có thể sử dụng các biện pháp: hệ thống “đòn bẩy”;hạ thấp chi phí vận chuyển bằng cách xây kho để tiết kiệm chi phí và thuận tiện di chuyển, bảo quản hàng hóa; áp dụng KH-KT để tăng năng suất lao động và giảm chi phí lao động.
Ta cần giải các khoản nợ bằng cách: sử dụng dòng tiền hợplí, thực hiện chính sáchtiền lương, tiền thưởng hợp lý và giảm các loại chi phí vô lí khác.
Tài sản cố định bị tổn thất do hao mòn tài sản cố định, ta cần làm giảm hao mòn bằng cách: nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định về thời gian và cường độ, hiện đại hoá và hợp lý hoá tài sản cố định bị lạc hậu về mặt kỹ thuật và bảo quản, giữ gìn và sữa chữa tài sản cố định.