Chai cấy máu được ủ trong tủ ấm 35oC hay 37oC và theo dõi mỗi ngày trong 7 ngày xem có dấu hiệu vi khuẩn mọc hay không trong môi trường cấy máu lỏng: (1) có hạt đóng trên mặt hồng cầu, (2) đục đều hay có màng, (3) tiêu huyết, (4) đông huyết tương, (5) có gas, (6) có hạt trắng trong lớp hồng cầu hay mặt lớp hồng cầu.
Nếu là chai cấy máu có 2 phase thì trước khi ủ và mỗi ngày sau khi quan sát mặt thạch của phase đặc xem có khúm vi khuẩn mọc hay không; nếu không có khúm vi khuẩn mọc trên phase đặc, nghiêng tráng phase lỏng tráng lên phase đặc.
Bất cứ lúc nào phát hiện có dấu hiệu vi khuẩn mọc hay nghi ngờ vi khuẩn mọc, tiến hành cấy phân lập ngay, tốt nhất là trên thạch bỗ dưỡng nhất là thạch nâu có bổ sung (CAXV = Chocolae Agar Isovitex), nếu không có thì cấy trên thạch máu BA hay thạch nâu CA, đồng thời làm một phết nhuộm Gram khảo sát trực tiếp. Nếu kết quả nhuộm Gram thấy có vi khuẩn, có thể làm kháng sinh đồ trực tiếp từ chai cấy máu. Nếu trên phase đặc có vi khuẩn mọc thì tiến hành định danh và làm kháng sinh đồ. Có vi khuẩn rất dễ bị ly giải sau khi mọc trên môi trường lỏng như
S.pseumoniae, do đó nếu có thể thì nên làm một cấy truyền mù lên mặt thạch phân lập
sau khi ủ chai cấy máu qua đêm hoặc sau 24 giờ.
Sau 7 ngày theo dõi chai cấy máu, phải cấy truyền mù một lần nữa để chắc chắn trước khi trả lời cấy máu âm tính.
Các vi khuẩn hay nấm thường là các tác nhân nhiễm trùng huyết hay nhiễm nấm huyết
Gram (-) Gram (+) và nấm men
Escherichia Coli Staphylococcus aureus
Klebsiella spp. S.epidermidis
Enterobacter spp. S.pyogenes (nhóm A)
Proteus S.agalactiae (nhóm B)
Salmonella typhi Streptococci, tiêu huyết α (viridians) Samnella ( ngoài S.typhi) Streptococcus pneumonia
Pseudomonas aeruginosa E. faecalis (nhóm D) Neisseria meaningitidis Listeria monocytogenes Haemophilus influenza Clostridium perfringens Bacteroides fragilis Peptococcus spp.
Brucella spp. Peptostreptococcus spp.
Pseudomonas pseudomallei Candida albicans và các nấm men khác