3.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương chiến lược mới của Đảng
a. Bối cảnh lịch sử
*Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ
Ngày 1.9.1939, Đức tấn công Ba Lan, 2 ngày sau Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ 2 đã bùng nổ. Nó đã tác động sâu sắc đến tình hình nước Pháp.
Cách mạng Pháp bị đàn áp: Bọn phản động ra sức đàn áp khủng bố phong trào cách mạng. Mặt trận nhân dân Pháp bị vỡ, Đảng cộng sản bị tổn thất nặng nề.
6.1940, Đức tấn công Pháp -> Chính phủ Pháp đầ hàng. 6.1941, Đức tấn công Liên Xô
* Tình hình trong nước:
- Pháp phát xít hoá bộ máy thống trị: thẳng tay đàn áp các phong trào cách mạng của nhân dân ta. Ở Đông Dương Pháp đã thực hiện tổng động viên bắt lính, thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm tăng cường vơ vét, khủng bố.
- Mâu thuẫn xã hội sâu sắc: Do chính sách phát xít hoá của thực dân Pháp làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta và thực dân Pháp trở nên sâu sắc.
- Từ tháng 9.1940, Nhật tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng, thực dân Pháp đầu hàng và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân ta, làm nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”
b. Chủ trương chiến lược mới của Đảng
Kể từ khi CTTG thứ II bùng nổ, BCHTW Đảng đã họp hội nghị:
* Hội nghị Trung ương 6 (11.1939):
- Tháng 11.1939, Hội nghị Trung ương 6 họp tại Bà Điểm, Gia Định, có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu.
- Xác định con đường đánh đổ đế quốc Pháp, giành lấy độc lập, giải phóng là con đường duy nhất, ngoài ra không có con đường nào khác. Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Vì vậy khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” phải tạm gác lại và thay bằng các
khẩu hiệu chống địa tô, chống co vay lãi nặng, tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc đem chia cho dân cày nghèo.
- Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ (tháng 3.1938).
* Hội nghị Trung ương 7 (11.1940)
- Đ/c Trường Chinh chủ trì Hội nghị tại Đình Bảng, Bắc Ninh.
- Tán thành Hội nghị Trung ương 6, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. - Thành lập đội Việt Nam cứu quốc quân từ lực lượng của khởi nghĩa Bắc Sơn.
* Hội nghị Trung ương 8 (5.1941)
Ngày 28.1.1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5.1941 Người chủ trì Hội nghị lần 8 của BCHTƯ tại Pắc Bó, Cao Bằng.
- Vấn đề chính là nhận định cuộc cách mạng trước mắt của Việt Nam: là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
- Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh (5.1941), khẩu hiệu chính là: Đoàn kết toàn dân, chống Nhật, chống Pháp, tranh lại độc lập; hoãn cách mạng ruộng đất”1
Hội nghị Trung Ương nhấn mạnh những nội dung
+ Thứ nhất, nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp-Nhật
+ Thứ hai, khẳng định cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện nay là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Hội nghị quyết định tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức
+ Thứ ba, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thi hành chính sách “dân tộc tự quyết”
Từ quan điểm đó, Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng, thực hiện đoàn kết từng dân tộc, đồng thời đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù chung.