Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 20, tập 7, trang 23.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG chương 1 ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM RA đời và LÃNH đạo đấu TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 1945) (Trang 26 - 28)

Việt Nam độc lập đồng minh, Ai Lao độc lập đồng minh, Cao miên độc lập đồng minh, trên cơ sở sự ra đời mặt trận ỡ mỗi nước, sẽ tiến hành một mặt trận chung của 3 nước là Đông Dương độc lập đồng minh.

+ Thứ tư, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc. Các tổ chức quần chúng trong mặt

trận Việt Minh đều mang tên “cứu quốc”.

+ Thứ năm, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước “của chung cả toàn thể dân tộc”2

+ Thứ sáu, Hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân -> cho nên phải tích cực xây dưng lực lượng cách mạng, tiến hành xây dựng căn cứ địa.

Trong những hoàn cảnh nhất định thì “với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”3

* Ý nghĩa : Hội nghị Trung ương 8 đã hoàn chình sự thay đổi chiến lược cách mạng được vạch ra từ Hội nghị lần thứ 6, khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930, khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc

Hội nghị có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945

3.2. Phong trào chống Pháp-Nhật, đẩy mạnh chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởinghĩa vũ trang: nghĩa vũ trang:

a. Phong trào chống Pháp – Nhật * Khởi nghĩa Bắc Sơn:

- Mặc dù Pháp đã đầu hàng Nhật, ngày 23.9.1940, quân Nhật vẫn vượt quan biên giới phía Bắc, đánh chiếm Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng, đổ bộ lên Đồ Sơn.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 114.

- Quân Pháp thất bại nặng nề, tháo chạy qua Bắc Sơn (Thái Nguyên). Chính quyền địch ở những vùng này tan rã.

- 27.9, nhân dân Bắc Sơn nổi dậy làm chủ trong vùng. Đội du kích Bắc Sơn được thành lập, cuộc khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng.

- Pháp - Nhật hoảng sợ trước lực lượng cách mạng đã cấu kết với nhau tiến hành khủng bố phong trào cách mạng.

- Khởi nghĩa Bắc Sơn giúp Đảng cộng sản Đông Dương rút ra những bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang: Chọn thời cơ, quyết tâm giành thắng lợi và tiến công liên tục.

* Khởi nghĩa Nam kỳ:

- Xứ uỷ Nam kỳ họp (9.1940), quyết định khởi nghĩa ngày 23.11.1940.

- Nhân dân miền Nam đấu tranh anh dũng (tiêu biểu Mỹ Tho), thành lập chính quyền cách mạng ở một số xã, quận.

- Thực dân Pháp đàn áp (do kế hoạch khởi nghĩa bị lộ), ném bom tàn sát nhân dân, đày hàng ngàn người ra Côn Đảo. Một số đồng chí lãnh đạo của Đảng bị bắt và xử bắn trước cuộc khởi nghĩa.

* Binh biến Đô Lương (Nghệ An)

- Ngày 13.1.1941 dưới sự chỉ huy của đội trưởng Nguyễn Văn Cung đã nổi dậy (chống lại việc đưa lính người Việt và Lào sang đánh nhau với quân Thái Lan). Họ đánh chiếm các đồn Chợ Rạng, Đô Lương rồi về Vinh phối hợp với binh lính ở đây chiếm thành.

- Cuộc binh biến không có sự tham gia của đông đảo quần chúng đã nhanh chóng thất bại.

Trong hơn 3 tháng, 3 cuộc nổi dậy đã diễn ra ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam và đều bị thất bại. Nguyên nhân chính là thời cơ khởi nghĩa chưa chín muồi, kẻ thù còn mạnh, lực lượng khởi nghĩa chưa được tổ chức và chuẩn bị đầy đủ. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa đã chứng minh tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam, giáng đòn phủ đầu vào thực dân Pháp và cảnh cáo phát xít Nhật.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG chương 1 ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM RA đời và LÃNH đạo đấu TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 1945) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)