- Thực hiện đoàn kết toàn dân: Thành lập các Hội cứu quốc và các đoàn thể hoạt động không công khai (Hội tương tế, Hội hiếu hỉ, phường bạn, nhóm đọc sách, xem báo…) trong Mặt trận Việt Minh (10.1941).
- Chú trọng xây dựng các khu an toàn và căn cứ địa (căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai và Cao Bằng), lập các đội tự vệ vũ trang (đội du kích Bắc Sơn được duy trì và đổi tên thành Cứu quốc quân).
- Chú trọng công tác xây dựng Đảng, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đào tạo cán bộ (về chính trị, binh vận, quân sự).
Tháng 5.1944, Hoàng Văn Thụ, một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng bị địch xử bắn, Đảng quyết định kết nạp Đảng viên Hoàng Văn Thụ, nhiều người ưu tú trong phong trào Việt Minh được kết nạp.
- Hội nghị Trung ương 2.1943 (ở Đông Anh, Phúc Yên) chủ trương mở rộng Mặt trận Việt Minh, vạch kế hoạch cụ thể về khởi nghĩa vũ trang, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.
Mở rộng Việt Minh:
+ Ra "Đề cương văn hoá" (1943) tập hợp các nhà văn hoá, văn nghệ, trí thức đi theo con đường đấu tranh giải phóng dân tộc (nhiệm vụ của các nhà văn hoá yêu nước và cách mạng là phải chống lại văn hoá nô dịch, ngu dân của kẻ thù, tiến tới xây dựng trong tương lai một nền văn hoá theo nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng), trên cơ sở đó thành lập Hội văn hoá cứu quốc - một thành viên của Mặt trận Việt Minh.
+ Đảng vận động và giúp đỡ một số sinh viên, trí thức yêu nước thành lập Đảng dân chủ Việt Nam (6.1944), tránh họ bị kẻ thù lôi kéo. Lãnh tụ Đảng Dân chủ là Dương Đức Hiền (Bộ trưởng Bộ Thanh niên của Chính phủ lâm thời VNDCCH), ngoài ra còn có nhóm Hoàng (Huỳnh Văn Tiểng) - Mai (Mai Văn Bộ) - Lưu (Lưu Hữu Phước), Vương Văn Lễ, Lưu Văn Lang từ Tân dân chủ đoàn hợp nhất.
+ Hợp tác với Việt Nam cách mạng đồng minh hội ở Trung Quốc, cô lập bọn giả danh cách mạng.
- Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22.12.1944), đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở chính trị, chuẩn bị lực lượng chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau này.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng chống Nhật ở Trung Quốc, tiếp xúc với đại diện Mỹ để tranh thủ sự đồng tình đối với cuộc đấu tranh chống phát xít Nhật của nhân dân ta.
Như vậy, sau gần 3 năm chuẩn bị và xây dựng lực lượng dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, căn cứ cách mạng đã được mở rộng và củng cố, lực lượng chính trị đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, lực lượng vũ trang cũng ra đời và trưởng thành nhanh chóng.
3.3. Cao trào kháng nhật cứu nước:
Hoàn cảnh:
- Đầu năm 1945, quân phát xít thất bại liên tiếp trên nhiều mặt trận. Chiến tranh thế giới II bước vào giai đoạn kết thúc.
- Liên Xô thắng lớn, giải phóng nhiều ở nước Đông Au và tiến như vũ bão về phía Béc lin, số phận phát xít Đức sắp bị kết liễu.
- Ở Tây – Âu: Anh , Mỹ mở mặt trận thứ 2, đổ quân lên đất Pháp, tiến về Tây Đức, công nhân Pari nổi dậy, nước Pháp giải phóng.
- Ở châu Á, quân Nhật liên tiếp thất bại trên chiến trường châu Á - Thái Bình Dương. - Ở Đông Dương, biết rõ âm mưu nổi dậy của quân Pháp, ngày 9.3.1945, quân đội Nhật nổ súng đồng loạt, lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương; 19.3.1945 dựng nên chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim từ tổ chức Việt Nam phục quốc đồng minh hội - một tổ chức tập hợp các đảng phái, tổ chức thân Nhật trước đây.
Diễn biến:
Dự đoán đúng tình hình Nhật sắp lật Pháp ở Đông Dương, ngay đêm 9.3.1945 tổng bí thư Trường Chinh đã triệu tập Hội nghị thường vụ Trung Ương ở Đình Bảng (Bắc Ninh) ngay trước lúc Nhật nổ súng.
- Ngày 12.3.1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", nhận định:
+ Cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp ở Đông Dương đã tạo ra tình hình khủng hoảng chính trị sâu sắc
+ Nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thật sự chín muồi, tuy vậy hiện đang có nhiều cơ hội tốt để những điều kiện đó đến chín muồi nhanh chóng.
Xác định kẻ thù:
+ Phát xít Nhật là kẻ thù chính, cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương
+ Khẩu hiệu "Đánh đuổi Pháp - Nhật" được thay bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật". Nêu khẩu hiệu “thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương” để chống lại chính phủ thân Nhật.
Chỉ thị quyết định phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa, đồng thời sẵn sàng chuyển lên tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện
-> Bản chỉ thị ngày 12-3-1945 thể hiện sự lãnh đạo kiên quyết, kịp thời của Đảng. Đó là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và Việt Minh trong cao trào chống Nhật cứu nước và có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945
- Phong trào đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần diễn ra sôi nổi:
+ Giải phóng Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái, thành lập đội du kích Ba Tơ. + Các cán bộ cách mạng bị giam trong các nhà tù khắp cả nước (Sơn La, Hoả Lò…) vượt ngục tham gia lãnh đạo phong trào.
- Phong trào "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói" ở miền Bắc giúp quần chúng từ đấu tranh kinh tế -> giác ngộ về chính trị, khởi nghĩa giành chính quyền.
- Thành lập Việt Nam giải phóng quân (5.1945) trên cơ sở thống nhất đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân. -> đặt nhiệm vụ quân sự lên hàng đầu.
- Xây dựng 7 chiến khu trong cả nước: Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Trần Hưng Đạo (miền Bắc), Trưng Trắc, Phan Đình Phùng (miền Trung), Nguyễn Tri Phương (miền Nam).
- 4. 6.1945, khu giải phóng được thành lập. Các uỷ ban nhân dân cách mạng do nhân dân cử lên thi hành 10 chính sách lớn của Việt Minh nhằm xây dựng khu giải phóng thành một căn cứ vững mạnh về các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá để làm bàn đạp giải phóng toàn quốc. Khu giải phóng là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.
Cao trào kháng Nhật cứu nước sôi sục trong cả nước. Tình thế cách mạng trực tiếp đang đến gần. Lực lượng cách mạng cùng cả dân tộc đang gấp rút hoàn thành công việc chuẩn bị cuối cùng, đón thời cơ vùng dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
3.4. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền:
- Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”, phát đi lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
- Ngày 14 và 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, do lãnh tụ
Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì, đã quyết định phát động tổng khởi
nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân đồng minh vào Đông Dương. Khẩu hiệu lúc này là: phản đối xâm lược! hoàn toàn độc lập!chíh quyề nhân dân!
+ Phương hướng hành động khởi nghĩa: Tập trung, thống nhất, kịp thời
Đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay nông thôn Quân sự và chính trị phải phối hợp, làm tan rã tinh thần quân địch và gọi hàng
trước khi đánh
Phải chộp lấy những căn cứ chính (cả ở các đô thị) trước khi quân Đồng minh vào, thành lập ủy ban nhân dân ở những nơi đã giành được quyền làm chủ
- Tiếp theo Hội nghị toàn quốc ngày 16.8.1945 Đại hội Quốc dân cũng họp tại Tân Trào. Đại hội cũng nhất trí tán thành quyết định tổng khởi nghĩa của ĐCSĐD, 10 chính sách lớn của Việt Minh, lập UB giải phóng dân tộc việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
- Ngay sau Đại hội Quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta… Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”4.
- Diễn biến ( tham khảo thêm giáo trình):
+ Những nơi giành được chính quyền sớm nhất là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Mỹ Tho.
+ Tổng khởi nghĩa diễn ra ở Hà Nội vào ngày 19.8.1945. Hàng chục vạn quần chúng nội và ngoại thành míttinh ở Nhà hát thành phố, hô vang các khẩu hiệu cách mạng, sau đó xuống đường biểu tình vũ trang, tiến về các ngả đường đánh chiếm các cơ quan của chính quyền bù nhìn. Quân Nhật và nguỵ quyền buộc phải đầu hàng, để cho nhân dân giành quyền làm chủ toàn thành phố.
+ Cuộc khởi nghĩa ở Huế thắng lợi vào ngày 23.8. 30.8.1945, một cuộc míttinh lớn được tổ chức tại Ngọ Môn. Trước hàng vạn quần chúng, Bảo Đại đọc chiếu thoái vị, nộp ấn, kiếm cho phái đoàn Chính phủ lâm thời (Trần Huy Liệu, Huy Cận…), chế độ phong kiến sụp đổ.
- 25.8 khởi nghĩa ở Sài Gòn, giành toàn bộ chính quyền.
Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đã thành công trên cả nước chỉ trong vòng 2 tuần.
Ngày 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt cho chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử, tuyên bố với đồng bào và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.