- Mỗi mẻ cho 3 mẫu sẽ gồm:
450g ± 2g xi măng , 1350 ± 5g cát , 225g ± 1g nước
- Dùng cân kỹ thuật để cân khối lượng xi măng và cát
- Dùng ống đong lấy 225ml nước
- Cho xi măng và cát vào máng trộn, trộn khô hỗn hợp xi măng và cát bằng phương pháp trộn tay
- Cho nước vào hỗn hợp xi măng và cát và tiếp tục trộn đều
- Khuôn đúc 3 mẫu vữa xi măng 4x4x16cm đã chuẩn bị sẵn sàng, Quét nhẹ một lớp nhớt mỏng lên thành khuôn
- Kẹp chặt khuôn đúc vào bàn dằn
- Cho hỗn hợp vữa xi măng vào khuôn làm hai lớp, mỗi lớp có chiều cao khoảng 1/2 chiều cao khuôn
- Dằn mỗi lớp 60 cái bằng hàn tương ứng với 60 giây, Bàn dằn được nâng lên cáo 15mm và rơi tự do, mỗi chu kì nâng lên và rơi xuống của bàn dằn là 1 giây
- Nhẹ nhàng nhấc khuôn khỏi bàn dằn và xoa phẳng mặt khuôn
20
- Hoàn tất quá trình đúc mẫu, ghi nhãn để biết mẫu, dọn dẹp vệ sinh
- Mẫu sau khi đúc xong phải được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn (24 giờ trong khuôn trong không khí ẩm và 27 ngày ± 8 giờ ngâm trong nước ở nhiệt độ 27 ± 2°C), sau đó được vớt ra để thử độ bền uốn và độ bền nén => Mác xi măng.
Hình ảnh sinh viên đang tiến hành trộn bê tông và cho vào khuôn.
VI.NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
Chế tạo các mẫu bê tông để xác định cường độ chịu nén của bê tông sau 28 ngày xem cường độ có đạt yêu cầu hay không để điều chỉnh cấp phối hợp lý.
- Để đuc được mẫu thì cần tính trước cấp phối bê tông, mục đích tìm ra tỷ lệ cấp phối hợp lý giữa các thành phần vật liệu nhằm sản xuất ra loại bê tông đạt yê cầu kỹ thuật đề ra đồng thời vẫn mang tính kinh tế.
- Khi tính toán cần quan tâm tới các dữ liệu : mác yêu cầu, độ sụt, cỡ hạt cốt liệu,.. -Sau khi tính toán ta có được tỉ lệ các loại vật liệu trong 1 m3 bê tông như sau
1:2,57:4,47:0,66. Ta thấy đá dăm (cốt liệu lớn nhất) là thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất.
- Tiến hành trộn bê tông theo cấp phối, tạo 3 mẫu 15x15x15. Trộn đều hỗn hợp với nhau.
- Thử độ sụt của 3 mẫu bê tông vừa chế tạo, sau đó ghi nhãn và dán trên mẫu các bao gồm các thông tin về mẫu ( ngày đô , mác, độ sụt,. ).
- Giữ lại các số liệu tính toán cấp phối thuận tiện để điều chỉnh sau này nếu cần. Kết luận :
Quá trình tính cấp phối công tác của bê tông là vô cùng quan trọng trong mỗi công trình thực tế. Nếu cấp phối tính ra đúng chuẩn theo yêu cầu thì sẽ có được loại bê tông có cường độ cao và đạt được chất lượng tốt.
Kết quả tính cấp phối bê tông mang tính chất tương đối, vì các nguyên vật liệu có
các thông số không giống như đề bài, sai số khi cân đo đong đếm, rơi vãi vật liệu khi chế tạo bê tông, khuôn chế tạo bê tông không kín làm cho mất nước xi măng. Cường độ bê tông có thể không đạt như đề bài yêu cầu. (Nguyên nhân do chênh lệch về khối lượng khi cân đếm xi măng, cát, đá… Thứ 2 là do nguyên vật liệu xi măng để thí nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể bị hết hạn, đóng cục cứng một số không sử dụng được. Thao tác thực hiện chưa được chính
21
xác. )
BÀI 2: THÍ NGHIỆM THỬ ĐỘ SỤT (SN) CỦA HỖN HỢP BÊ TÔNG
(theo TCVN 3106:1993) I. MỤC ĐÍCH: Xác định độ sụt SN của hỗn hợp bê tông
AI.THIẾT BỊ THỬ:
- Côn thử độ sụt tiêu chuẩn: d=100mm, D=200mm, H=300mm
- Que đầm (thanh thép tròn trơn 16, dài 600mm, 2 đầu múp tròn)Փ
- Thước lá kim loại (dài 30cm)
BI. LẤY MẪU THÍ NGHIỆM
- Đặt côn lên nền ẩm, trộn bằng tay
- Khối lượng mẫu lấy theo bài 1