Trung Quốc là thị trường lớn thứ tư của H&M khi có tới 520 cửa hàng của nhà bán lẻ thời trang này, đứng thứ 2 sau Mỹ với 593 cửa hàng. Trước thông báo của H&M, dư luận Trung Quốc ngay lập tức dậy sóng và một làn sóng tẩy chay, bỏ việc ở H&M diễn ra.
Theo hãng tin Bloomberg, ngày 26/3 có ít nhất 6 cửa hiệu H&M ở khu tự trị Tân
Cương, khu tự trị Ninh Hạ, tỉnh Cát Lâm và Giang Tô đã bị chủ cho thuê mặt bằng yêu cầu đóng cửa. Hàng loạt biển quảng cáo của thương hiệu thời trang đến từ Thụy
Điển bị gỡ bỏ. Hàng chục ngôi sao của Trung Quốc đã tuyên bố cắt hợp đồng hoặc cắt
quan hệ với H&M.
Cửa hiệu H&M trên các website thương mại điện tử của Trung Quốc bị xóa sổ.
Trên các ứng dụng bản đồ ở Trung Quốc như Apple Maps hay Baidu Maps, các cửa
hiệu H&M cũng hoàn toàn biến mất.
Các sản phẩm của H&M đã bị bỏ khỏi hầu hết các nền tảng thương mại điện tử lớn
ở Trung Quốc như JD, Taobao và Pinduoduo. Ngày 24/3, khi tìm kiếm sản phẩm của
H&M trên những nền tảng này, người dùng không nhận được kết quả nào.
Đến ngày 31/3, sau tuyên bố mới nhất của H&M khẳng định tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc, tình hình kinh doanh của thương hiệu này tại Trung Quốc vẫn không có dấu hiệu khả quan (Times T. I., 2021). Khoảng 20 cửa hàng sau khi bị tẩy chay ở Trung Quốc. Vào 5h30 sáng cùng ngày theo giờ Việt Nam, cổ phiếu của H&M đã giảm
2.4%.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHO H&M VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM 4.1: Giải pháp cho H&M
Câu chuyện này cho thấy các thương hiệu thời trang quốc tế vốn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và nhà máy Trung Quốc giờ đây đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu không loại bông Tân Cương ra khỏi chuỗi cung ứng của mình, các công ty thời trang này sẽ gặp rắc rối pháp lý từ Mỹ do lệnh cấm nhập khẩu của Washington. Ngoài ra, các nhà bảo vệ nhân quyền cũng sẽ cáo buộc các công ty này đồng lõa trong việc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ. Nhưng nếu không sử dụng bông Tân Cương, họ lại phải đối mặt với những những rắc rối lớn tại Trung Quốc như: bị quay lưng khi người tiêu dùng của đất nước tỷ dân này lên án đây là một phần trong âm mưu của phương Tây nhằm phá hoại sự phát triển của Trung Quốc (Bảo Anh, 2021).
Thế tiến thoái lưỡng nan của các công ty này đặc biệt là H&M ngày càng trầm trọng hơn - trong bối cảnh Trung Quốc càng ngày có thể sử dụng sức mạnh thị trường của mình để gây sức ép. Vậy giải pháp nào cho các hãng thời trang trong đó có H&M, nhóm đã đưa ra một số giải pháp như sau:
4.1.1: Trong ngắn hạn
H&M nên giữ trạng thái trung lập, không nên đưa ra bất kì quan điểm chính trị nào và đợi sự việc lắng xuống.
Điều tương tự với H&M cũng từng xảy ra trong những lần người Trung Quốc tẩy chay doanh nghiệp ngoại trước đây:
Năm 2012, hàng loạt nhà sản xuất ôtô và đồ điện tử Nhật Bản bị cuốn vào cuộc tẩy chay của người tiêu dùng Trung Quốc và làn sóng biểu tình bạo lực chống lại Nhật Bản. Nguyên nhân xuất phát từ cuộc đối đầu giữa hai quốc gia liên quan tới các đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông. Tuy vậy, cuối cùng căng thẳng cũng dịu xuống và các nhà sản xuất lớn của Nhật Bản gồm Toyota, Nissan và Sony vẫn tiếp tục hoạt động tại Trung Quốc.
Năm 2016, khi Hàn Quốc cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa - điều mà Bắc Kinh xem là mối đe dọa an ninh quốc gia, người Trung Quốc cũng đã từng tẩy chay nhằm các doanh nghiệp Hàn Quốc. Thậm chí cả các chuyến lưu diễn của nhiều ban
nhạc K-Pop nổi tiếng cũng đã bị cấm. Tuy nhiên, cuối cùng, Bắc Kinh cũng từ bỏ chiến dịch này.
Gần đây nhất, vào năm 2019, Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Mỹ (NBA) bị tẩy chay sau khi tổng giám đốc của đội Houston Rockets, lúc đó là Daryl Morey, đăng tải lên Twitter một bức ảnh bày tỏ sự ủng hộ đối với những người biểu tình dân chủ ở Hồng Kông. Các trận đấu của NBA sau đó bị cắt khỏi sóng truyền hình Trung Quốc, còn các mặt hàng liên quan tới NBA cũng biến mất khỏi các cửa hàng. Tuy nhiên, một năm sau, kênh Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV thông báo tiếp tục phát trực tuyến các trận đấu của NBA. Bởi lẽ NBA đã quá phổ biến và tạo ra cho hoạt động kinh doanh trị giá 4 tỷ USD tại Trung Quốc.
4.1.2: Trong dài hạn:
4.1.2.1: Tăng cường mở rộng và đa dạng hóa thị trường sang các nước khác có mức
độ ổn định chính trị cao hơn
Việc mở rộng kinh doanh sang các thị trường có mức độ ổn định về chính trị cao hơn sẽ giúp cho H&M phân tán được rủi ro tập trung trong một khu vực địa lý, giảm hiệu ứng và rủi ro về thuế suất, lệnh cấm vận và đóng cửa tiềm tàng đối với việc kinh doanh của H&M. Nếu chọn đúng thị trường để mở rộng kinh doanh và khai thác, H&M còn có thể thu lợi nhuận nhiều hơn, gia tăng thị phần cũng như nâng cao hình ảnh thương hiệu. Bên cạnh đó, H&M cũng nên thận trọng cân nhắc tìm kiếm một hoặc hai nguồn cung ứng nguyên liệu khác nhau để tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro liên quan của nhà cung cấp.
7 6 5 4 3 2 1 0 Đơn vị tính: USD/giờ Biểu đồ4.1. Giá nhân công mỗi giờ của Trung Quốc, Mexico và Việt Nam giai đoạn
2016-2020
Nguồn: Statista.com
Trong những năm gần đây, giá nhân công tại Trung Quốc lại đang tăng cao
đáng kể, sắp đuổi kịp một số nước Châu Âu, theo đó Trung Quốc đang mất đi danh hiệu “công xưởng thế giới”. Trong năm 2020, giá nhân công tại Trung Quốc là 6.5
USD/giờ, tăng 1.3 lần so với năm 2016, và gấp 2 lần so với giá nhân công tại Việt
Nam vào cùng thời điểm– chỉ 2.99 USD/giờ. Việc giá nhân công tăng cao sẽ dẫn đến
việc gia tăng chi phí đầu vào của H&M trên thị trường Trung Quốc.
Hiện tại H&M đang có 5018 cửa hàng trên toàn thế giới (tính đến tháng 11 năm 2020), trong đó tập trung nhiều ở các nước lần lượt như Mỹ, Đức, Trung Quốc, Anh, Thuỵ Điển, Hà Lan, …
Biểu đồ4.2. Số lượng cửa hàng H&M trên thế giới Nguồn: Statista.com
Mặc dù vậy, khi xét theo doanh số, trong năm 2020, doanh số tại thị trường Trung Quốc chỉ bằng 1/3 thị trường Đức và thua thị trường Pháp trong khi số cửa hàng H&M tại Trung Quốc lớn hơn. Điều này cũng do trong những năm gần đây, sự cạnh tranh trong ngành hàng thời trang nhanh tại Trung Quốc tăng cao với sự xuất hiện của quá nhiều hãng quốc tế cũng như nội địa (Knoema, 2021).
Do vậy, không có lý do gì H&M không tăng cường đầu tư sang các thị trường vừa tiềm năng vừa an toàn. Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm đã tìm ra một số thị trường đáp ứng các yêu cầu về doanh số, mức độ ổn định chính trị để H&M có thể tăng cường mở rộng thị trường như: Na Uy, Thuỵ Sỹ, Úc, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, …. Đặc biệt,
H&M có thể tận dụng lợi thế hợp tác giữa các nước trong liên minh Châu Âu EU để có thể kinh doanh và đầu tư dễ dàng hơn tại các nước này.
4.1.2.2: Tập trung xây dựng thương hiệu lớn mạnh:
Một trong những lý do quan trọng khiến cho khách hàng của H&M tại Trung Quốc dễ dàng tẩy chay H&M là do sản phẩm của thương hiệu này không có thế mạnh đặc biệt, dễ dàng bị thay thế bởi những thương hiệu khác tại thị trường đông dân nhất này. Nhiều
ngườ i tiêu dùng cho rằng, chất lượng sản phẩm của H&M không tương xứng với cái giá mà người tiêu dùng phải trả. Với cái giá tương đồng hay thậm chí thấp hơn, người tiêu dùng Trung Quốc có rất nhiều sự lựa chọn trang phục với chất lượng tốt và mẫu mã thiết
kế đẹp. Vì vậy, muốn lấy lại niềm tin của khách hàng tại thị trường này trong thời gian
tới, H&M sẽ cần phải chú trọng đến vấn đề cải tiến chất lượng sản phẩm cả về chất liệu sản phẩm và mẫu mã thiết kế.
4.2: Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
4.2.1: Nghiên cứu kĩ về môi trường chính trị trước khi tham gia vào thị trường
Trước khi có ý định tham gia vào một thị trường mới, doanh nghiệp nên dành thời
gian nghiên cứu và tìm hiểu kĩ về chính trị- pháp luật của thị trường ấy. Doanh nghiệp
cần cân nhắc cẩn thận nếu muốn đặt chân vào thị trường có môi trường chính trị bất
ổn như chiến tranh, bạo loạn... Môi trường chính trị bất ổn có thể gây nên nhiều bất lợi
đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên có sự hiểu biết thấu đáo về
mối quan hệ chính trị giữa nước mình và đất nước mà doanh nghiệp muốn thâm nhập
thị trường. Khi tiến vào thị trường của những nước có mối quan hệ ngoại giao tốt với
Việt Nam, doanh nghiệp có thể nhận nhiều ưu đãi về các chính sách thương mại, dễ
dàng lôi kéo thiện cảm của khách hàng tiềm năng hơn so với những nước có quan hệ
không mấy tốt đẹp với Việt Nam.
4.2.2: Xây dựng phòng ban Marketing chuyên môn
Việc doanh nghiệp có thể trụ vững tại một thị trường hay không phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược Marketing. Tuy nhiên hiện nay đa số các doanh nghiệp Việt Nam không có phòng ban Marketing riêng mà bộ phận Marketing thường được gộp lại với những
phòng ban khác như ban Planning…dẫn đến việc Marketing không được chú trọng
dẫn đến sự kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Nếu xây dựng và chú trọng phát triển phòng Marketing, doanh nghiệp có thể ứng
phó tốt hơn trước những khủng hoảng dư luận tương tự như sự kiện “Bông vải Tân
Cương” mà H&M đang gặp phải.
4.2.3: Hạn chế đưa ra các quan điểm liên quan đến chính trị:
Khác với trước đây khi các nước chạy đua vũ trang và chiến tranh bằng vũ
lực, hiện nay các nước trên thế giới đang ngầm đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế. Vì
vậy, yếu tố chính trị trở nên gắn liền và mật thiết với yếu tố kinh tế hơn bao giờ hết và
khách hàng trở nên quan tâm hơn đối với những quan điểm, phát ngôn của nhãn
hàng đối với các yếu tố chính trị. Chính vì thế, doanh nghiệp nên tránh đề cập tới những vấn đề có liên quan đến chính trị, nhất là những vấn đề chính trị nhạy cảm như
mối quan hệ căng thẳnggiữa Mỹ và Trung Quốc, …
Tuy nhiên, yếu tố chính trị không phải là yếu tố duy nhất cần được xem trọng trong
quá trình doanh nghiệp tìm hiểu và nghiên cứu những thị trường mới. Doanh nghiệp nên
tính toán thiệt hơn cẩn trọng vì có đôi khi sẽ có những thị trường tiềm năng và hứa
hẹn mang lại những kết quả kinh doanh tốt nhưng đồng thời cũng mang những yếu tố
chính trị bất ổn. Đây là lúc mà doanh nghiệp cần suy xét và đưa ra quyết định có lợi
nhất cho mình.
KẾT LUẬN
Sau khi phân tích mức độ ảnh hưởng của môi trường chính trị đến hoạt động
kinh doanh quốc tế của H&M, chúng ta có thể nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc
nghiên cứu sâu về các môi trường xung quanh. Kinh tế và chính trị là hai nhóm yếu tố
có liênquan mật thiết với nhau. Chính trị ổn định là điều kiện cho kinh tế phát triển và ngược lại, kinh tế phát triển là yếu tố quan trọng góp phần làm cho chính trị ổn định (Yến, 2012). Mặt khác thể chế và đường lối chính trị quyết định đường lối các chính sách kinh tế. Chính trị ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trước hết là thông qua kinh tế.
Các nước khác nhau có môi trường chính trị khác nhau giải quyết các vấn đề có liên
quan đến hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp thuộc nước tham gia. Bởi vậy các nhà kinh doanh quốc tế khi muốn đầu tư vào nước nào thì phải xem xét tìm hiểu kỹ
những ảnh hưởng của môi trường chính trị, phải quan tâm đến an ninh quân sự - liên
quan đến cảm nhận về sự tồntại của các mối đe dọa, tấn công, xâm lược của các lực
lượng quân sự làm ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp. An ninh chính trị liên quan tới sự ổn định chính trị, sự tồn tại các thiết chế chính trị, hệ thống nhà nước và các ý thức hệ là nền tảng tư tường của quốc gia cũng là yếu tố không kém phần giúp doanh nghiệp thêm tự tin để có quyết định đầu tư đúng đắn.
Ngoài yếu tố về môi trường chính trị, các yếu tố khác về môi trường vĩ mô, vi mô cũng
có tầm quan trọng nhất định đến các doanh nghiệp đa quốc gia. Vì vậy, các doanhnghiệp không chỉ tập trung vào yếu tố chính trị mà bỏ quên những yếu tố khác. Trong thời đại toàn cầu hóa là xu hướng của nền kinh tế thế giới, các nên kinh tế phụ thuộc, liên quanmật thiết đến nhau, số lượng các công ty kinh doanh đa quốc gia nhanh chóng gia tăng. Tuy nhiên, để có thể tồn tại trong điều kiện sự cạnh tranh từ bên ngoài vô cùng lớn, các doanh nghiệp buộc phải tìm hiểu kỹ về các môi trường kinh doanh tại nước bạn trước khi
tiến hành kinh doanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Yến, T. P. (2012). Giáo trình Kinh doanh quốc tế. Nhà xuất bản Thống kê.
2. Times, T. I. (2021). H&M reports loss and vows to rebuild trust in China after
backlash.
3. Times, G. (2021). Chinese consumers blast H&M statement, more stores may
close.
4. Knoema, (2020), H&M Location Worldwide, 2008-2020. [online] Available at:
https://knoema.com/infographics/psoqqgg/h-m-locations-worldwide-2008-2020 [Accessed: 27 Apr.2021]
5. Khánh Linh, T. T. (2020). Môi trường kinh doanh của Trung Quốc có sựcải thiện
rõ rệt. [online] Bộ ngoại giao Việt Nam: Trang Ngoại giao kinh tế trực tuyến.
Available at: https://ngkt.mofa.gov.vn/ngan-hang-the-gioi-moi-truong-kinh-doanh- cua-trung-quoc-co-su-cai-thien-ro-ret/ [Accessed: 25 Apr.2021]
6. Vân, H. (2021). H&M bịdân Trung Quốc tẩy chay vì ngừng mua bông vải Tân
Cương. [online] Tuổi trẻ. Available at: https://tuoitre.vn/hm-bi-dan-trung-quoc- tay-chay-vi-ngung-mua-bong-vai-tan-cuong-20210325111147019.htm [Accessed: 29 Apr.2021]
7. Bảo Anh. (2021). H&M và các công ty đa quốc gia 'tiến thoái lưỡng nan' vì Tân
Cương. [online] Tuổi trẻ. Available at: https://tuoitre.vn/h-m-va-cac-cong-ty-da- quoc-gia-tien-thoai-luong-nan-vi-tan-cuong-2021040815014705.htm [Accessed: 25 Apr.2021]
8. Đức Trung, V. (2019). Trung Quốc nỗlực cải thiện môi trường đầu tư.
[online] Trang ngoại giao kinh tế trực tuyến, Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Available at: https://ngkt.mofa.gov.vn/trung-quoc-no-luc-cai-thien-moi-truong- dau-tu/ [Accessed: 25 Apr.2021]
9. (2018). Findings of the investigation into China's acts, policies, and practices related to technology transfer, intellectual property, and innovation under section
301 of the trade act of 1974. Office of the United States trade representative.
10.H&M Group, (2020), H&M Annual Report 2020. [online] Available at:
https://hmgroup.com/wp-content/uploads/2021/04/HM-Annual-Report-2020.pdf [Accessed: 15 May.2021]
11. H&M Group, (2020), Vision and Strategy. [online] Available at:
https://hmgroup.com/sustainability/leading-the-change/vision-and-strategy/ [Accessed: 15 May.2021]