4.2.1: Nghiên cứu kĩ về môi trường chính trị trước khi tham gia vào thị trường
Trước khi có ý định tham gia vào một thị trường mới, doanh nghiệp nên dành thời
gian nghiên cứu và tìm hiểu kĩ về chính trị- pháp luật của thị trường ấy. Doanh nghiệp
cần cân nhắc cẩn thận nếu muốn đặt chân vào thị trường có môi trường chính trị bất
ổn như chiến tranh, bạo loạn... Môi trường chính trị bất ổn có thể gây nên nhiều bất lợi
đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên có sự hiểu biết thấu đáo về
mối quan hệ chính trị giữa nước mình và đất nước mà doanh nghiệp muốn thâm nhập
thị trường. Khi tiến vào thị trường của những nước có mối quan hệ ngoại giao tốt với
Việt Nam, doanh nghiệp có thể nhận nhiều ưu đãi về các chính sách thương mại, dễ
dàng lôi kéo thiện cảm của khách hàng tiềm năng hơn so với những nước có quan hệ
không mấy tốt đẹp với Việt Nam.
4.2.2: Xây dựng phòng ban Marketing chuyên môn
Việc doanh nghiệp có thể trụ vững tại một thị trường hay không phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược Marketing. Tuy nhiên hiện nay đa số các doanh nghiệp Việt Nam không có phòng ban Marketing riêng mà bộ phận Marketing thường được gộp lại với những
phòng ban khác như ban Planning…dẫn đến việc Marketing không được chú trọng
dẫn đến sự kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Nếu xây dựng và chú trọng phát triển phòng Marketing, doanh nghiệp có thể ứng
phó tốt hơn trước những khủng hoảng dư luận tương tự như sự kiện “Bông vải Tân
Cương” mà H&M đang gặp phải.
4.2.3: Hạn chế đưa ra các quan điểm liên quan đến chính trị:
Khác với trước đây khi các nước chạy đua vũ trang và chiến tranh bằng vũ
lực, hiện nay các nước trên thế giới đang ngầm đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế. Vì
vậy, yếu tố chính trị trở nên gắn liền và mật thiết với yếu tố kinh tế hơn bao giờ hết và
khách hàng trở nên quan tâm hơn đối với những quan điểm, phát ngôn của nhãn
hàng đối với các yếu tố chính trị. Chính vì thế, doanh nghiệp nên tránh đề cập tới những vấn đề có liên quan đến chính trị, nhất là những vấn đề chính trị nhạy cảm như
mối quan hệ căng thẳnggiữa Mỹ và Trung Quốc, …
Tuy nhiên, yếu tố chính trị không phải là yếu tố duy nhất cần được xem trọng trong
quá trình doanh nghiệp tìm hiểu và nghiên cứu những thị trường mới. Doanh nghiệp nên
tính toán thiệt hơn cẩn trọng vì có đôi khi sẽ có những thị trường tiềm năng và hứa
hẹn mang lại những kết quả kinh doanh tốt nhưng đồng thời cũng mang những yếu tố
chính trị bất ổn. Đây là lúc mà doanh nghiệp cần suy xét và đưa ra quyết định có lợi
nhất cho mình.
KẾT LUẬN
Sau khi phân tích mức độ ảnh hưởng của môi trường chính trị đến hoạt động
kinh doanh quốc tế của H&M, chúng ta có thể nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc
nghiên cứu sâu về các môi trường xung quanh. Kinh tế và chính trị là hai nhóm yếu tố
có liênquan mật thiết với nhau. Chính trị ổn định là điều kiện cho kinh tế phát triển và ngược lại, kinh tế phát triển là yếu tố quan trọng góp phần làm cho chính trị ổn định (Yến, 2012). Mặt khác thể chế và đường lối chính trị quyết định đường lối các chính sách kinh tế. Chính trị ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trước hết là thông qua kinh tế.
Các nước khác nhau có môi trường chính trị khác nhau giải quyết các vấn đề có liên
quan đến hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp thuộc nước tham gia. Bởi vậy các nhà kinh doanh quốc tế khi muốn đầu tư vào nước nào thì phải xem xét tìm hiểu kỹ
những ảnh hưởng của môi trường chính trị, phải quan tâm đến an ninh quân sự - liên
quan đến cảm nhận về sự tồntại của các mối đe dọa, tấn công, xâm lược của các lực
lượng quân sự làm ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp. An ninh chính trị liên quan tới sự ổn định chính trị, sự tồn tại các thiết chế chính trị, hệ thống nhà nước và các ý thức hệ là nền tảng tư tường của quốc gia cũng là yếu tố không kém phần giúp doanh nghiệp thêm tự tin để có quyết định đầu tư đúng đắn.
Ngoài yếu tố về môi trường chính trị, các yếu tố khác về môi trường vĩ mô, vi mô cũng
có tầm quan trọng nhất định đến các doanh nghiệp đa quốc gia. Vì vậy, các doanhnghiệp không chỉ tập trung vào yếu tố chính trị mà bỏ quên những yếu tố khác. Trong thời đại toàn cầu hóa là xu hướng của nền kinh tế thế giới, các nên kinh tế phụ thuộc, liên quanmật thiết đến nhau, số lượng các công ty kinh doanh đa quốc gia nhanh chóng gia tăng. Tuy nhiên, để có thể tồn tại trong điều kiện sự cạnh tranh từ bên ngoài vô cùng lớn, các doanh nghiệp buộc phải tìm hiểu kỹ về các môi trường kinh doanh tại nước bạn trước khi
tiến hành kinh doanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Yến, T. P. (2012). Giáo trình Kinh doanh quốc tế. Nhà xuất bản Thống kê.
2. Times, T. I. (2021). H&M reports loss and vows to rebuild trust in China after
backlash.
3. Times, G. (2021). Chinese consumers blast H&M statement, more stores may
close.
4. Knoema, (2020), H&M Location Worldwide, 2008-2020. [online] Available at:
https://knoema.com/infographics/psoqqgg/h-m-locations-worldwide-2008-2020 [Accessed: 27 Apr.2021]
5. Khánh Linh, T. T. (2020). Môi trường kinh doanh của Trung Quốc có sựcải thiện
rõ rệt. [online] Bộ ngoại giao Việt Nam: Trang Ngoại giao kinh tế trực tuyến.
Available at: https://ngkt.mofa.gov.vn/ngan-hang-the-gioi-moi-truong-kinh-doanh- cua-trung-quoc-co-su-cai-thien-ro-ret/ [Accessed: 25 Apr.2021]
6. Vân, H. (2021). H&M bịdân Trung Quốc tẩy chay vì ngừng mua bông vải Tân
Cương. [online] Tuổi trẻ. Available at: https://tuoitre.vn/hm-bi-dan-trung-quoc- tay-chay-vi-ngung-mua-bong-vai-tan-cuong-20210325111147019.htm [Accessed: 29 Apr.2021]
7. Bảo Anh. (2021). H&M và các công ty đa quốc gia 'tiến thoái lưỡng nan' vì Tân
Cương. [online] Tuổi trẻ. Available at: https://tuoitre.vn/h-m-va-cac-cong-ty-da- quoc-gia-tien-thoai-luong-nan-vi-tan-cuong-2021040815014705.htm [Accessed: 25 Apr.2021]
8. Đức Trung, V. (2019). Trung Quốc nỗlực cải thiện môi trường đầu tư.
[online] Trang ngoại giao kinh tế trực tuyến, Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Available at: https://ngkt.mofa.gov.vn/trung-quoc-no-luc-cai-thien-moi-truong- dau-tu/ [Accessed: 25 Apr.2021]
9. (2018). Findings of the investigation into China's acts, policies, and practices related to technology transfer, intellectual property, and innovation under section
301 of the trade act of 1974. Office of the United States trade representative.
10.H&M Group, (2020), H&M Annual Report 2020. [online] Available at:
https://hmgroup.com/wp-content/uploads/2021/04/HM-Annual-Report-2020.pdf [Accessed: 15 May.2021]
11. H&M Group, (2020), Vision and Strategy. [online] Available at:
https://hmgroup.com/sustainability/leading-the-change/vision-and-strategy/ [Accessed: 15 May.2021]