Việt sử thông giám cương mục, Bản dịch đã dẫn, tr 25 2 Hoàng Lê nh ất thống chí, Bản dịch đã dẫn, tr 229.

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 2 doc (Trang 34 - 38)

3, 4, 6. Thư ca giáo sĩ Doussain, ngày 6 tháng 6 năm 1787, trong Cadière, Tài liu đã dn, tr. 19. 5. Đại nam chính biên lit truyn, sơ tp, q. 30, t 14, và Thư ca Doussain đã dn trên. 5. Đại nam chính biên lit truyn, sơ tp, q. 30, t 14, và Thư ca Doussain đã dn trên.

Nguyễn Huệ tiến quân vào Qui Nhơn, vây hãm Nguyễn Nhạc ở trong thành trong vài tháng liền, đã buộc Nguyễn Nhạc phải nhượng bộ, từ bỏ ý muốn kiềm chế

Nguyễn Huệ mãi mãi. Nguyễn Nhạc phải báo tin gấp cho tướng Đặng Văn Trấn, trấn thủ Gia Định đem quân về cứu viện. Nguyễn Huệ cho quân chặn đánh Đặng Văn Trấn ở Tiên Châu (phú Yên). Đặng Văn Trấn và toàn quân đều bị Nguyễn Huệ bắt sống [1]. Sau khi tiêu diệt viện binh của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ cho đắp ụ đất cao ở ngoài thành Qui Nhơn và đặt đại bác bắn vào thành [2]. Nguyễn Nhạc hoảng sợ

phải nhượng bộ, xin giảng hòa [3]. Cuộc xung đột chấm dứt khoảng đầu năm 1787. Hai anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ thỏa thuận lấy xứ Bản Tân làm địa giới, từ

Thăng Hoa, Điện Bàn trở ra Bắc thuộc quyền Nguyễn Huệ, từ Quảng Nghĩa trở vào Nam thuộc quyền Nguyễn Nhạc.

---

1. Đại nam thc lc, Bn dch đã dn, t. II, tr. 63. 2. Đại nam chính biên lit truyn, sơ tp, q. 30, t 14. 2. Đại nam chính biên lit truyn, sơ tp, q. 30, t 14.

3. La Bissachère trong Etat actuel du Tonkin, de ra Cochinchine... Galignani, Paris, 1812, tome II, p. 169, li nói rng: Nguyn Hu và Nguyn Nhc, tuy bt hòa nhưng chưa cùng nhau giao p. 169, li nói rng: Nguyn Hu và Nguyn Nhc, tuy bt hòa nhưng chưa cùng nhau giao chiến, vì khi sp đánh nhau thì Nguyn Lữđứng ra điu đình, hai bên li ging hòa.

Tháng 3 năm 1787, Nguyễn Nhạc phong Nguyễn Lữ làm Đông định vương và cử vào trấn thủ Gia Định, có thái bảo Phạm Văn Tham giúp việc.

Như thế là từ đây Nguyễn Huệ hoàn toàn thoát khỏi sự kiềm chế của Nguyễn Nhạc, mặc dầu Nguyễn Huệ vẫn thừa nhận Nguyễn Nhạc là hoàng đế trung ương và chịu nhận tước Bắc Bình vương của Nguyễn Nhạc phong cho.

Chính nhờ thoát khỏi sự kiềm chế của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệđã xếp đặt lại tốt mọi công việc từ Thuận, Quảng trở ra, diệt trừđược tình trạng rối ren ở Bắc Hà và tiến tới đại phá 20 vạn quân Thanh xâm lược sau này.

Trong khi các lãnh tụ Tây Sơn có sự hiềm khích xung đột thì tình hình Bắc Hà cũng ngày càng rối nát thêm.

Tháng Một năm Bính Ngọ, Trịnh Bồng đem quân vây chặt hoàng thành, mưu đồ

phế bỏ Lê Chiêu Thống, lập vua khác. Nhưng Lê Chiêu Thống được Hoàng Phùng Cơ đem quân tới bảo vệ. Âm mưu của Trịnh Bồng không thành. Lê Chiêu Thống viết thư triệu Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An về cứu giá.

Nguyễn Hữu Chỉnh vốn đã có ý muốn ở lại xưng hùng, xưng bá ở Bắc Hà ngay từ khi Nguyễn Huệ còn ở Thăng Long. Trong khi Nguyễn Hữu Chỉnh cùng Nguyễn Huệ đóng quân ở Thăng Long, Nguyễn Hữu Chỉnh đã có ý định chiếm giữ Nghệ An làm giang sơn riêng, nên mật tâu với Lê Chiêu Thống xin cho vào trấn thủ Nghệ An [1]. Nhưng vì Nguyễn Nhạc đem quân ra Thăng Long, Nguyễn Hữu Chỉnh chưa hiểu sự tình sẽ như thế nào, nên việc này tạm thôi.

Tuy nhiên, Nguyễn Huệ có thể đã thấy được tâm địa phản phúc ấy, nên khi rút quân về Nam, cả Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đều không báo cho Nguyễn Hữu

92

Chỉnh biết, để mặc cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Bắc Hà. Khi thấy toàn quân Tây Sơn rút đi hết, Nguyễn Hữu Chỉnh hoang mang lo sợ đành phải xuôi thuyền về Nam. Thấy Nguyễn Hữu Chỉnh chạy theo, Nguyễn Huệ không nỡ từ bỏ, nhưng cũng không muốn cho con người phản phúc ấy theo về Phú Xuân, nên Nguyễn Huệ lưu Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An.

Được cơ hội đó khi quân Tây Sơn đi khỏi, Nguyễn Hữu Chỉnh liền mộ quân mưu đồ sự nghiệp riêng [2], và cử người về Thăng Long xin với Lê Chiêu Thống cho làm trấn thủ Nghệ An. Đang bị Trịnh Bồng ức chế, mưu hại, Lê Chiêu Thống vội vàng viết thư gọi Chỉnh đem quân về cứu giá.

---

1. Hoàng Lê nht thng chí, Bn dch đã dn, tr. 140.

2. Thư ca Le Roy ngày 6 tháng 12 năm l786 đã dn trên. Hoàng Lê nht thng chí, Bn dch đã dn, tr. l82 - 183. Vit s thông giám cương mc, Bn dch ca Vin S hc, t. XX, tr. 28. dn, tr. l82 - 183. Vit s thông giám cương mc, Bn dch ca Vin S hc, t. XX, tr. 28.

Lấy danh nghĩa tôn phò vua Lê, Nguyễn Hữu Chỉnh truyền hịch cần vương. Chỉ

trong khoảng mười ngày, Nguyễn Hữu Chỉnh đã mộ thêm được hàng vạn quân. cuối tháng Một năm Bính Ngọ (1786) Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An tiến quân về Thăng Long đánh tan các đạo quân của Trịnh Bồng, Trịnh Bồng phải rời khỏi Thăng Long, chạy lên vùng Kinh Bắc. Lê Chiêu Thống phong cho Nguyên Hữu Chỉnh làm "Bình chương quân quốc trọng sự, đại tư đồ, tước Bằng trung công", cầm giữ tất cả quyền chính ở Bắc Hà.

Nguyễn Hữu Chỉnh đưa bè đảng chân tay vào giữ các chức ở trong triều, ngoài trấn và muốn nắm quyền làm chúa bên cạnh vua Lê như họ Trịnh thời xưa. Nguyễn Hữu Chỉnh ngày càng lộng hành, lấn lướt nhà vua, "quyền Chỉnh thật ngang với nhà vua, thế của Chỉnh có thể lật nghiêng cả nước" [l]. Lê Chiêu Thống chán nản, lo ngại. Triều thần văn võ đều thất vọng, lòng người thật là tan tác. "Bọn hào mục gian ác ở

đâu thì tụ họp ở đấy, rồi đi cướp bóc lẫn nhau. Ngoài thành vài dặm đều là hang ổ

của bọn trộm cướp" [2]. Khắp nơi đều có phong trào nổi dậy chống đối Nguyễn Hữu Chỉnh.

Riêng một trấn Cao Bằng chia làm hai đảng. Một đảng theo đốc trấn Lưu Tiệp

ủng hộ Trịnh Bồng, một đảng theo đốc đồng Nguyễn Hàn phù Lê chống Trịnh. Hai

đảng đánh phá lẫn nhau. Lưu Tiệp giết chết Nguyễn Hàn. Tình hình Cao Bằng càng rối loạn. Bọn hào mục trong trấn đều nổi lên, xưng hùng cát cứ, đem quân đánh giết lẫn nhau. Lưu Tiệp đành khoanh tay ngồi nhìn. Trong khi ấy thì Hà Quốc Ký ở Lạng Sơn, Triệu Văn Khương ở Thái Nguyên, Hoàng Văn Đồng ở Tuyên Quang, Đinh Văn Hồở Hưng Hóa và các tù trưởng vùng Phù Sùng, Tây Lĩnh đều nổi lên chống lại mệnh lệnh của triều đình, đánh đuổi bọn quan lại ở các trấn [3]. Tình hình Bắc Hà thật rối nát. Dưới chính quyền của Nguyễn Hữu Chỉnh, khắp Bắc Hà không chỗ nào yên tĩnh.

---

1, 2, 3. Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nht thng chí, Bn dch đã dn, tr. 195, 219 - 221.

Đường lối, chính sách của Nguyễn Hữu Chỉnh trái ngược hẳn với đường lối, chính sách của Nguyễn Huệ khi ở Bắc Hà, làm cho nhân dân Bắc Hà phải khổ sở. Đã thế, Nguyễn Hữu Chỉnh lại tỏ thái độ thù địch với phong trào Tây Sơn. Nguyễn Hữu Chỉnh dụ dỗ tướng Tây Sơn ở Nghệ An là Nguyễn Duệ theo về mình, mưu chiếm lấy

93

Nghệ An, đắp lại lũy cũ Hoành Sơn, lấy sông Gianh làm đường ranh giới phân chia Nam Bắc như xưa [1].

Tính chất phản động của Nguyễn Hữu Chỉnh đã bộc lộ rõ rệt, lãnh tụ Tây Sơn không thể không có biện pháp xử trí.

Đầu năm 1787, cuộc xích mích giữa các lãnh tụ Tây Sơn dàn xếp xong, Nguyễn Huệ được rảnh tay để lo liệu công việc ngoài Bắc. Trước hết, Nguyễn Huệ cho Vũ

Văn Nhậm đem quân ra chiếm giữ Nghệ An, lấy đó làm căn cứ tuyển mộ quân lính, thu thập lương thực, chuẩn bị tiến quân ra Thăng Long, trị tội Nguyễn Hữu Chỉnh, thu phục lại Bắc Hà.

Thấy mất Nghệ An, tháng Tư năm Đinh Mùi (1787), Nguyễn Hữu Chỉnh cho Trần Công Xán, nhân danh vua Lê, vào phú Xuân đòi Nguyễn Huệ trả lại đất Nghệ

An. Trước những hành động chống đối của Nguyễn Hữu Chỉnh như vậy, Nguyễn Huệ quyết định cho quân tiến đánh Bắc Hà. Nguyễn Huệ cho Ngô Văn Sở đem thêm một cánh quân ra Nghệ An hợp lực với Vũ Văn Nhậm.

Tháng Một năm Đinh Mùi (1787), Vũ Văn Nhậm thống lĩnh hai vạn quân [2] tiến ra Bắc. Từ Thanh Hóa trở ra, quân của Nguyễn Hữu Chỉnh thất bại liên tiếp. Nguyễn Hữu Chỉnh thân đem hơn ba vạn quân [3] tới bờ sông Thanh Quyết để phòng thủ, chống lại Vũ Văn Nhậm, nhưng cũng bịđại bại. Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ còn vài trăm tàn quân chạy về Thăng Long. Tháng Chạp năm Đinh Mùi, Vũ Văn Nhậm tiến lên Thăng Long, Nguyễn Hữu Chỉnh đem Lê Chiêu Thống chạy sang vùng Kinh Bắc. Chỉ ít ngày sau Nguyễn Hữu Chỉnh bị Vũ Văn Nhậm bắt sống và giết chết.

---

1, 2. Ngô gia văn.phái, Hoàng Lê nht thng chí, Bn dch đã dn, tr. 225, 226, 241. 3. Vit s thông giám cương mc, Bn dch đã dn, t. XX, tr. 41. 3. Vit s thông giám cương mc, Bn dch đã dn, t. XX, tr. 41.

Nhưng nạn Nguyễn Hữu Chỉnh vừa qua thì nạn Vũ Văn Nhậm lại tới. Bắc Hà là cơ đồ đế vương sẵn có nền nếp từ hàng ngàn năm, nó rất dễ khêu gợi lòng tham của những kẻ kiêu ngạo, có binh quyền trong tay, mưu phú quí vinh hoa, xây dựng thành một giang sơn riêng biệt cho mình. Nguyễn Huệ khi ra Bắc diệt nhà Trịnh, vẫn giữ

vững ý tôn phù, không xâm phạm của dân, không khuấy rối trong nước, không mưu

đồ những quyền lợi riêng tây. Điều đó cũng là hiếm có đối với một người đã nắm cả

vận mệnh Bắc Hà trong tay. Nhưng những người khác đương thời, khi có cái thế như

Nguyễn Huệ, rất khó làm được như Nguyễn Huệ. Trước cái cơđồđế vương Bắc Hà, Nguyễn Hữu Chỉnh đã đi vào con đường phản bội và Vũ Văn Nhậm cũng kế tiếp sa ngã theo.

Vũ Văn Nhậm vào Thăng Long tối hôm trước, thì ngày hôm sau cho quân lính ra phường phố cướp bóc của quí, tài sản của nhân dân. Giết được Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm càng kiêu ngạo, lộng hành, tự ý đúc ấn chương riêng, chuyên quyền định đoạt mọi việc.

Tuy Nguyễn Hữu Chỉnh bị giết, nhưng bè đảng của Lê Chiêu Thống vẫn còn nhiều. Trân Quang Châu ở Kinh Bắc, Nguyễn Viết Tuyển ở Sơn Nam, Đinh Tích Nhưỡng ở Hải Dương, đều cầm quân giữđất chống nhau với Vũ Văn Nhậm. Quyền hành của Vũ Văn Nhậm không vượt ra khỏi thành Thăng Long. Quân lính của Nhậm hễ ra khỏi thành là bị giết chết. Giặc cướp nổi lên khắp nơi, khói lửa chiến tranh diễn ra không ngớt. Vũ Văn Nhậm bắt nhân dân đắp lại thành để tự vệ. Vũ Văn Nhậm lại

94

thẳng tay tàn sát nhân dân. Đã có lần, để đề phòng những người chống đối lẻn vào thành, Vũ Văn Nhậm cho lùng bắt lất cả những người ở trọ trong các phường phố

kinh thành đem giết hết [1].

Tình hình Bắc Hà càng thêm rối loạn, nhân dân vô cùng ta oán. Nhưng Vũ Văn Nhậm rất chủ quan và đã từng lộ rõ ý đồ cát cứ của mình với các tướng lĩnh Tây Sơn

ở Bắc Hà. Vũ Văn Nhậm ngang nhiên nói với Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân:

"Bọn Nhưỡng, Tuyển chẳng qua hơi tàn thoi thóp; nắm lấy cánh tay, tự nhiên phải đến... Nếu ta hạ một cái bảng, hẹn ngày phải tới cửa quân, không tới thì chém, chắc là chúng sẽ cởi áo mang roi đến xin chịu tội. Điều đó không phải là việc đáng lo... Các ông khỏe sức đánh trận, ta sẽ giao cho các ông chia đường tiến đánh, rồi

giữ lấy đất, làm bức trường thành cho ta, há chẳng tốt ư? Đến lúc đó, cuộc thế xoay vần, tự nhiên có nhiều việc hay, đường đường làm chủ không phải ta thì còn ai?..." [2].

Tin Vũ Văn Nhậm làm rối loạn Bắc Hà và đương âm mưu làm phản đưa về tới Phú Xuân, Nguyễn Huệ quyết định thân đem quân ra Bắc Hà trị tội Vũ Văn Nhậm.

Tháng Tư năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Huệ đốc lĩnh bộ binh và kỵ binh lên

đường ra Bắc, đi gấp hơn 10 ngày tới Thăng Long [3].Vũ Văn Nhậm bị giết chết ngay đêm hôm Nguyễn Huệ tới Thăng Long. Nguyễn Huệ trao quyền bính Bắc Hà cho Ngô Văn Sở, cử một số tướng lĩnh Tây Sơn đi trấn thủ các trấn ở ngoài Bắc, trọng dụng các cựu thần nhà Lê như Ngô Thời Nhiệm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế

Lịch, Ninh Tốn, Nguyễn Bá Lan, v.v., phong quan tước cho họ và để họ ở lại ngoài Bắc giúp việc Ngô Văn Sở.

---

1, 2. Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nht thng chí, Bn dch đã dn, tr. 285 - 286, 289 - 290. 3. Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nht thng chí. Bn dch đã dn, tr. 291. 3. Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nht thng chí. Bn dch đã dn, tr. 291.

Tháng Năm năm Mậu Thân, Nguyễn Huệ lại đem quân về Phú Xuân ngay. Nguyễn Huệ không thể ở lâu ngoài Bắc, vì tình hình trong Nam đương rối ren nghiêm trọng.

Nguyễn Ánh đã đem quân vềđánh phá miền Gia Định rất dữ dội. Nguyễn Lữ và Nguyễn Nhạc không đương đầu được với giặc. Quân Tây Sơn ở trong đó thất bại liên tiếp. Nguyễn Huệ cần có mặt ở Phú Xuân để chuẩn bịđối phó với tình hình.

Biết Nguyễn Huệ bận lo công việc ngoài Bắc và thế lực quân Tây Sơn ở Gia

Định không mạnh, nên từ đầu tháng Bảy năm Đinh Dậu (1787), Nguyễn Ánh rời khỏi đất Xiêm, trở về quấy rối vùng Gia Định.

Nguyễn Ánh tiến quân về đến Long Xuyên, tướng Tây Sơn, Nguyễn Văn Trương, trấn thủ Long Xuyên, không chống cự mà đem quân ra hàng giặc. Tháng Chín âm lịch (1787), Nguyễn Ánh tiến quân lên Cần Giờ. Chủ tướng Tây Sơn ở Gia

Định là Nguyễn Lữ để Phạm Văn Tham ở lại giữ Sài Gòn, còn mình thì rút quân về

Biên Hòa rồi chạy thẳng về Qui Nhơn. Phạm Văn Tham giữ vững Sài Gòn, quân Nguyễn Ánh tiến công nhiều lần nhưng không hạ được. Nguyễn Ánh phải rút quân về Hồ Châu. Phạm Văn Tham đem quân từ Sài gòn ra Mỹ Tho đánh quân Nguyễn Ánh. Quân Nguyễn Ánh thua to, tướng giặc Nguyễn Đăng Vân bị Phạm Văn Tham bắt sống.

95

Nhưng thắng lợi này không cứu vãn nổi tình thế Gia Định. Các tướng Tây Sơn ở

các địa phương liên tiếp thất bại và đầu hàng giặc, như Nguyễn Kế Nhuận ở Ba Vát, chưởng cơ Chân, hữu hiệu Huấn ở Lương phú.

Tháng Mười Đinh Dậu, Nguyễn Nhạc cho Nguyễn Văn Hưng đem 30 thuyền vận tải từ Qui Nhơn vào tiếp viện cho Phạm Văn Tham. Phạm Văn Tham và Nguyễn Văn Hưng đem quân tiến đánh Nguyễn Ánh ở Mỹ Lung. Nguyễn Ánh ở trong thành cố thủ. Phạm Văn Tham đánh mãi không được. Mùa hè năm 1788, Nguyễn Văn Hưng rút quân về Qui Nhơn, Phạm Văn Tham cũng phải quay về Sài Gòn.

Tháng Tư năm Mậu Thân (1788), lại một tướng Tây Sơn nữa là cai cơ Viện mở

cửa đồn Trấn Định ra đầu hàng Nguyễn Ánh.

Những thất bại liên tiếp của quân Tây Sơn ở Gia Định như thếđã buộc Nguyễn Nhạc phải nhiều lần viết thư yêu cầu Nguyễn Huệ vào cứu viện [1].

Trước nguy cơ mất miền Gia Định về tay Nguyễn Ánh, và trước những lời kêu cứu của anh, Nguyễn Huệ không thể không lo tính đến việc vào đánh cứu Gia Định.

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 2 doc (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)