1. Chỉ các tướng sĩ Tây Sơn 2 Cadière, Tài 1iệu đã dẫ n, tr
(TỪ THÁNG 8 NĂM 1786 ĐẾN CUỐI NĂM 1788)
Sau khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Phú Xuân và Thăng Long đánh đổ thế lực nhà Trịnh, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đều thuộc quyền kiểm soát của nghĩa quân Tây Sơn, chính quyền trong cả nước đều thống nhất trong tay nghĩa quân Tây Sơn.
Trên cơ sở nước nhà đã được thống nhất như thế, các tập đoàn phong kiến thống trị ở hai miền Nam Bắc đã bị hoàn toàn đánh đổ, chính quyền trong cả nước đã ở
trong tay, nghĩa quân Tây Sơn có thể lập lại một nền trật tự xã hội lâu dài, bền vững cho dân tộc và đưa nước nhà lên những bước phát triển mới của lịch sử. Người định
đoạt vận mệnh của nước nhà trong những điều kiện lịch sử thuận lợi ấy chính là các lãnh tụ phong trào Tây sơn.
Nhưng lại chính vì các lãnh tụ Tây Sơn quyền hạn khác nhau, tư tưởng, chí hướng khác nhau mà nước nhà sau khi đã thống nhất lại gặp một số khó khăn ở cả
hai miền Nam Bắc. Nếu không có người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đứng ra cứu vãn tình thế thì nền độc lập của Tổ quốc đã rơi vào tay 20 vạn quân Thanh xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phải chịu ách đô hộ của phong kiến ngoại bang, chưa biết đến bao giờ mới thoát ra khỏi.
Người gây nên những tình hình khó khăn ấy chính là người lãnh tụ tối cao của phong trào Tây Sơn, người nắm toàn quyền định đoạt mọi hoạt động của phong trào Tây Sơn. Người lãnh tụ tối cao của phong trào Tây Sơn, từ khi cuộc khởi nghĩa bắt
đầu cho tới ngày Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long diệt nhà Trịnh, không phải là Nguyễn Huệ, mà là Nguyễn Nhạc. Mặc dầu Nguyễn Huệ đã chiến thắng khắp đó
đây, uy danh của Nguyễn Huệ đã lừng lẫy khắp nước, nhưng từ trước cho đến bấy giờ Nguyễn Huệ vẫn chỉ là một người tướng chịu quyền chi phối của Nguyễn Nhạc. Từ trước cho đến bấy giờ, nhiệm vụ của Nguyễn Nhạc trao cho Nguyễn Huệ chỉ là nhiệm vụ đánh giặc. Đánh được giặc là nhiệm vụ hết, Nguyễn Huệ lại quay về đứng dưới trướng của Nguyễn Nhạc, không có quyền hành gì khác. Vận mệnh của phong trào Tây Sơn cũng như cách xử lý mọi công việc sau mỗi lần chiến thắng là hoàn toàn do Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc đã sớm thỏa mãn với ngôi hoàng đế ngay từ sau những chiến thắng đầu tiên của quân Tây Sơn ở Gia Định. Nguyễn Nhạc lo sợ ngôi chí tôn của mình bị xâm phạm, không muốn uy quyền của mình bị chia sẻ, cảđối với anh em ruột thịt. Nhất là đối với Nguyễn Huệ, một người có tài đức vượt hẳn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Nhạc càng e ngại, không bao giờ muốn để Nguyễn Huệ rời khỏi cạnh mình, tách xa quyền khống chế của mình. Nhưng Nguyễn Nhạc ở cái thế phải để
89
thắng xong phải về ngay. Chưa lần nào Nguyễn Nhạc chịu để Nguyễn Huệở lâu Gia
Định, cứ sau mỗi lần chiến thắng, Nguyễn Huệ lại phải vội vàng đem quân về Qui Nhơn với Nguyễn Nhạc, khiến bọn chúa Nguyễn luôn luôn có điều kiện tổ chức phản công, đánh chiếm lại Gia Định rất dễ dàng. Nguyễn Nhạc cũng đã từng không tán thành đề nghị đánh Phú Xuân của Nguyễn Huệ. Nguyễn Nhạc lại càng không bằng lòng với việc Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long, tiêu diệt nhà Trịnh. Nguyễn Nhạc không nhận thức được rằng việc Nguyễn Huệđánh đuổi Nguyễn Ánh khỏi Gia
Định và đánh đổ nhà Trịnh ở Bắc Hà là những sự nghiệp cách mạng lớn lao, phù hợp với lợi ích của giai cấp, của dân tộc, tạo cơ sở cho phong trào Tây Sơn xây dựng một chính quyền vững mạnh và thống nhất trên cả nước. Thấy Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, diệt được nhà Trịnh, Nguyễn Nhạc vội vàng đi mải ngày đêm ra Thăng Long,
để gọi Nguyễn Huệ về và hạ lệnh cho quân dội Tây Sơn rút hết khỏi Bắc Hà, bỏ mặc Bắc Hà cho bọn vua quan bất lực nhà Lê muốn làm thế nào thì làm.
Những sai lầm ấy của Nguyễn Nhạc đã gây nên tình hình rối ren ở Bắc Hà, dẫn tới việc quân Thanh sang xâm lược tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh trở lại xâm chiếm Gia Định, đồng thời cũng gây nên tình hình chia rẽ xung đột trong nội bộ phong trào Tây Sơn trong một thời gian ngắn.
Trước tình hình đó, nếu như Nguyễn Huệ không sớm thoát khỏi sự kiềm chế của Nguyễn Nhạc, thì bản thân Nguyễn Huệ cũng không thể phát triển được hết tài năng của mình trên mọi lĩnh vực, mà phong trào Tây Sơn và vận mệnh của Tổ quốc cũng sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa, từ sau năm 1786 trởđi.
Trước khi từ Phú Xuân tiến quân ra Bắc, Nguyễn Huệ đã viết thư báo cho Nguyễn Nhạc biết. Nguyễn Nhạc không đồng ý, cho người cầm thư ra ngăn lại, nhưng không kịp. Ngày 26 tháng Sáu Bính Ngọ tức 21 tháng 7 năm 1786. Nguyễn Huệ lại gửi thư báo tin thắng trận với Nguyễn Nhạc, và hẹn đến thu đông, sau khi xếp đặt xong mọi việc ở Bắc Hà, sẽ đem quân về Qui Nhơn. Ngày 14 tháng Bảy âm lịch, tức 7 tháng 8 năm 1786 [1], thư vềđến Nguyễn Nhạc.
Nguyễn Nhạc rất không bằng lòng và cũng rất lo ngại, tự nghĩ rằng: "... Nếu mình không thân hành ra Bắc bắt hắn phải về, ấy là thả hùm ra khỏi cũi, không bao giờ còn có thể nuôi dạy được nữa vậy" [2].
Hoàng Lê nhất thống chí đã thuật lại việc Nguyễn Nhạc ra Bắc như sau:
"Thế rồi, luôn trong nữa đó [3] vua Tây Sơn tự đem năm trăm tên lính thị vệ ra thẳng Phú Xuân. Tới nơi, lại lấy thêm hơn hai ngàn quân Phú Xuân đi gấp ra kinh
sư. Đoàn quân tất tưởi kéo đi, dáng dấp tiều tụy, người ta không còn nhận ra đó là
đám quan quân nào nữa" [4].
Ngày 5 tháng Tám năm Bính Ngọ, tức 26 tháng 8 năm 1786, Nguyễn Nhạc ra tới Thăng Long. Nguyễn Huệ trao lại quyền bính cho Nguyễn Nhạc, các tướng lĩnh và nghĩa quân Tây Sơn ở Bắc Hà lại thuộc quyền điều khiển trực tiếp của Nguyễn Nhạc, nhất thiết mọi việc đều phải tuân theo mệnh lệnh của Nguyễn Nhạc [5].
---
1, 2. Hoàng Lê nhất thống chí, Bản dịch dã dẫn, tr.135. La Bartette trong thư đề ngày 1 tháng 8 năm 1786 nói rằng Nguyễn Nhạc từ Qui Nhơn ra tới Phú Xuân ngày hôm trước, tức ngày 31 năm 1786 nói rằng Nguyễn Nhạc từ Qui Nhơn ra tới Phú Xuân ngày hôm trước, tức ngày 31 tháng 7 năm 1786. Nguyễn Huệ vào Thăng Long ngày 21 tháng 7 mà ngày 31 tháng 7 Nguyễn Nhạc đã tới Phú Xuân rồi thì nhanh quá, không đủ thời gian để thư đi, người đi nữa. Ngày của HoàngLê nhất thống chí hợp lý hơn.
90