Việt sử thông giám cương mục Bản dịch đã dẫn, tr 23.

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 2 doc (Trang 33 - 34)

Thấy quân đội Tây Sơn rút khỏi Bắc Hà, bọn thân thuộc nhà Trịnh tranh nhau tiến về Thăng Long, giành lại ngôi chúa. Trịnh Lệ, con Trịnh Doanh, từ huyện Văn Giang đem quân lên đóng ở cung Tây Long, uy hiếp Lê Chiêu Thống phải trao quyền Chúa cho mình. Trong khi ấy, Trịnh Bồng, con Trịnh Giang, cũng đem quân từ

huyện Chương Đức tiến về Thăng Long. Quân của Trịnh Lệ và quân của Trịnh Bồng

đánh nhau ở địa phận làng Nhân Mục. Quân Trịnh Lệ tan vỡ, Trịnh Lệ phải chạy lên vùng Bắc, Trịnh Bồng vào thành Thăng Long. Lê Chiêu Thống phải tái lập ngôi Chúa cho nhà Trịnh và phong Trịnh Bồng làm "Nguyên soái tổng quốc chính, Yến

đô vương". Bọn tướng cũ như Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ, Dương Trọng Tế mượn cớ tôn phò nhà chúa cũng từ các nơi đem quân về Thăng Long, tranh nhau quyền hành. Triều chính rối nát.

Bọn Trịnh Bồng và Đinh Tích Nhưỡng câu kết với nhau, bức hiếp nhân dân.

"Ngay giữa ban ngày, thủ hạ ra sức cướp bóc dân cư gần kinh thành, không có hiệu lệnh ngăn cấm" [l], và cũng không có ai kiềm chếđược.

Lê Chiếu Thống phải bí mật hạ chiếu cần vương gửi đi các nơi, để lo đối phó với bọn nhà chúa mới ngoi lên.

Về phần các lãnh tụ Tây Sơn, sau khi rút quân từ Bắc Hà về Nam, cũng sinh ra hiềm khích xung đột. Nguyễn Huệ không theo Nguyễn Nhạc trở về Qui Nhơn mà ở

lại Phú Xuân [2]. Khi ấy thanh thế của Nguyễn Huệ rất lừng lẫy. Nhân dân Thuận, Quảng suy tôn Nguyễn Huệ làm Đức Chúa [3]. Hay tin ấy, Nguyễn Nhạc hoảng sợ, hăm dọa trị tội Nguyễn Huệ [4]. Trong tình hình như vậy và đứng trước lợi ích của phong trào, của Tổ quốc, Nguyễn Huệ thấy không thể chung theo những hành động của Nguyễn Nhạc đi ngược lại mục đích đấu tranh của nghĩa quân. Nguyễn Huệ phản

đối sự hăm dọa của Nguyễn Nhạc và truyền hịch vạch rõ những sai trái của Nguyễn Nhạc.

Nguyễn Nhạc quyết định đem quân đánh Nguyễn Huệ. Khi ấy Nguyễn Huệ có rất ít quân, vì đại bộ phận quân đội Tây Sơn thuộc quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ

khi ra đánh Bắc Hà, đã phải theo Nguyễn Nhạc về Qui Nhơn. Để đối phó với sự uy hiếp bằng quân sự của Nguyễn nhạc, Nguyễn Huệ hạ lệnh tuyển quân suốt từ Phú

91

Xuân trở ra sông Gianh, thanh niên từ 16 tuổi trở lên đều ra tòng quân. Trong một thời gian ngắn, Nguyễn Huệđã có một đạo quân gồm sáu vạn người [6].

---

1. Vit s thông giám cương mc, Bn dch đã dn, tr. 25. 2. Hoàng Lê nht thng chí, Bn dch đã dn, tr. 229.

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 2 doc (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)