- Bảo đảm và phát triển nguồn vốn được giao, tạo hiệu quả kinh tế xã hội, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước Chăm lo đào tạo bồ
2.2 Phân tích mơi trường kinh doanh 1 Môi trương vĩ mô
2.2.1 Môi trương vĩ mô
2.2.1.1 Kinh tế
Tăng trưởng kinh tế:
Tổng sản phẩm ngành F&B trong quý III/2021 ước tính giảm 6,17 % so với cùng kì năm ngối, đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và cơng bố GDP quý từ trước đến nay.
Trước tác động từ làn sóng dịch covid lần thứ tư, là một trong những ngành kinh tế quan trọng, ngành thực phẩm cũng chịu những tác động không nhỏ, bước sang năm 2021 dịch bệnh trở nên phức tạp hơn với biến thể delta, chính phủ buộc phải đưa nhiều biện pháp chống dịch quyết liệt hơn, các doanh nghiệp nhà hàng trên thành phố Đà Nẵng buộc phải đóng cửa và chỉ được bán mang đi để chống dịch, dẫn đến hoạt động kinh doanh của các nhà hàng bị suy giảm trầm trọng, theo ước tính hơn 40% các doanh nghiệp nhà hàng ở Đà Nẵng đã phải đóng cửa vĩnh viễn nhà hàng vì khơng chống chọi được với dịch bệnh.
Từ những số liệu trên cho ta thấy được sự tăng trưởng kinh tế bị giảm mạnh, tâm lý lo lắng về dịch bệnh kéo theo khiến cho khách hàng ít quan tâm hơn đến ngành F&B, từ đó làm suy giảm doanh thu của nhà hàng.
Theo cục thống kê thành phố đà nẵng, bình quân năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3.23% so với năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng tăng gây khó khăn cho nhà hàng trong việc định giá món ăn.
Chỉ số Lạm phát:
Chỉ số lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019. Lạm phát là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá của các nguyên liệu thực phẩm đầu vào của các doanh nghiệp nhà hàng từ đó ảnh hưởng đến doanh thu. Mức lạm phát tăng dẫn đến gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhà hàng trong việc tiếp cận với nguyên vật liệu thực phẩm, giá các loại nguyên liệu thực phẩm tăng khiến cho chi phí của doanh nghiệp cũng tăng theo. Từ đó làm cho giá món ăn nâng lên gây khó khăn đối với việc tiếp cận với khách hàng và cạnh tranh đối với các đối thủ cạnh tranh.
Thu nhập:
Thu nhập của người dân Đà Nẵng ngày càng được tăng cao, mức thu nhập bình quân đầu người trên mỗi người dân Đà Nẵng trung bình từ 8 – 10 triệu trên một tháng, từ đó đời sống của người dân thành phố ngày càng được cải thiện hơn, họ có nhu cầu cho việc ăn uống nhiều hơn, Theo báo cáo của Decision Lab, chỉ riêng trong quý 2 năm 2019 số lượng người Việt đến các nhà hàng tại thành phố Đà Nẵng đạt gần 50 triệu người, mang lại doanh thu gần 300 triệu USD, ngoài ra một báo cáo khác cũng chỉ ra rằng giới trẻ của thành phố Đà Nẵng thường chi ra từ 80 – 120 USD trên tháng cho việc đi ăn tại các nhà hàng. Sang năm 2021 dịch bệnh kéo dài khiến cho thu nhập của người dân tại thành phố bị giảm sút trầm trọng, tâm lý khách hàng khơng cịn quan tâm về vấn đề ăn uống, thư giãn, từ đó dẫn đến doanh thu trong ngành bị sụt giảm trầm trọng.
Đại dịch Covid-19 đã dẫn tới những khó khăn chưa từng có tiền lệ với Việt Nam nói chung và những thành phố du lịch như Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên
“trong nguy có cơ”, ngành kinh doanh ăn uống tại Đà Nẵng hồn tồn có khả năng bứt phá so với thời kỳ trước dịch nếu cộng đồng doanh nghiệp và chủ đầu tư biết chớp lấy cơ hội mang tên chuyển đổi số.