Chế độ hòa bằng tay: (Hoà tại tủ LCU gian máy phát)

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập trạm máy phát (Trang 57)

35 (110)kV (Máy cắt 371, 331, 373,(171)

4.4.3.2.Chế độ hòa bằng tay: (Hoà tại tủ LCU gian máy phát)

- Xoay công tắc lựa chọn (AUTO/MANUAL) trên tủ đồng bộ hóa (SYN.PANEL) về chế độ MANUAL.

- Lựa chọn công tắc đồng bộ (SYN. INLIMIT/BYPASS) về vị trắ INLIMIT. - Xoay công tắc lựa chọn máy cắt (CB CONTROL) về vị trắ của máy cắt cần hòa. - Bật công tắc cột đồng bộ (SYNCHROSCOPE ) về vị trắ ON.

- Điều chỉnh tốc độ (Tần số), điện áp so với tần số và điện áp của lưới điện thông qua việc xoay núm (SPEED RAISE/LOWER), (VOLTAGE RAIES/LOWER) trên tủ (SYN.PANEL) và việc đồng bộ hóa hệ thống bằng việc đóng máy cắt đầu cực máy phát ,

khi đèn thông báo đồng bộ đạt yêu cầu sáng "Thông qua rơle kiểm tra đồng bộ" và đồng hồ đồng bộ ở vị trắ 12h (vạch 12).

- Lắc khoá điều khiển máy cắt (CB CONTROL) về vị trắ CLOSE. Máy phát sẽ được hòa điện vào lưới.

* Trong cả hai trường hợp, sau khi đóng máy cắt, bộ điều tốc sẽ tự động nâng công suất lên.

* Hệ thống máy phát có thể được đặt tải đạt mức tải yêu cầu phụ thuộc vào lượng nước có sẵn và lưới bằng cách xoay công tắc SPEED/LOAD sang vị trắ RAISE trên tủ LCU.

4.4.4. Chế độ vận hành bình thường của Tổ máy phát.

- Đưa tất cả các bảo vệ tương ứng với chế độ làm việc của Tổ máy vào làm việc.

- Nguồn điện 400V AC, 220V AC, 220V DC, 24V DC cung cấp cho hệ thống điều khiển, tự động và bảo vệ phải đảm bảo liên tục và chắc chắn.

Không cho phép tiếp tục vận hành Tổ máy khi nhiệt độ cuộn dây, lõi thép Stator, nhiệt độ ổ hướng trên, ổ hướng dưới máy phát cao hơn nhiệt độ do Nhà chế tạo quy định trong phần (hệ thống bảo vệ máy phát)

Trong chế độ vận hành bình thường với cả 2 Tổ máy, phải điều chỉnh công suất phát của 2 Tổ máy theo biểu đồ phụ tải của trung tâm điều độ (Điện lực Sơn La B17, HTĐ Miền Bắc A1). Trường hợp đã huy động hết khả năng tăng hoặc giảm công suất phát của các Tổ máy mà vẫn không đáp ứng được yêu cầu phụ tải theo biểu đồ thì phải báo ngay cho Trung tâm điều độ Điện lực Sơn La B17 để thay đổi phương án vận hành của các tổ máy.

Lưu ý: Vận hành ở chế độ vượt định mức phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ của máy biến áp 110/35/6,3 kV.

Khi nhiệt độ ngoài trời lớn hơn 300C, nhệt độ của máy biến áp có thể lên tới 800C gây quá nhiệt cho máy biến áp. Vì vậy phải bật quạt làm mát MBA. Nếu nhiệt độ vẫn tăng giảm công suất xuống để đảm bảo nhiệt độ của máy biến áp nhỏ hơn 800C.

Khi nhiệt độ trở nên bình thường (nhỏ hơn 300C), ta tiến hành tăng tải các tổ máy với điều kiện như đã nói trên.

- Việc theo dõi, ghi chép mực nước đập tràn và lưu lượng nước về hồ sẽ quyết định số tổ máy hoạt động và công suất toàn nhà máy.

- Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ sẽ được đưa vào trong thời gian mùa khô khi lượng nước chỉ đủ để vận hành được tối đa là 01 tổ máy.

4.4.4.1. Các công việc kiểm tra trong quá trình khởi động:

Kiểm tra đèn tắn hiệu trên tủ điều khiển

Bất cứ một sự cố nào được hiển thị (Bằng đèn tắn hiệu) và phải được xác định chắnh xác và giải quyết sự cô ngay lập tức

Lượng nước rò rỉ qua phớt trục ( sau khi kéo dài thời gian dừng hoạt động) sẽ được tiễn hành:

Kiểm tra sự rò rỉ nước qua nút bịt kắn (Phớt trục điều áp)

4.4.4.2 Dừng tuabin

Dừng bình thườn

Ấn nút MACHINE STOP trên tủ LCU

Dừng khẩn cấp

Quá trình dừng khẩn cấp chỉ được tiễn hành trong trường hợp xử lý sự cố. Bằng việc ấn nút EMERGENCE STOP trên tủ LCU.

4.4.4.3. Mở nước vào tuabin

Điều kiện cần thiết

- Đóng cơ cấu cửa van.

- Tất cả các van vận hành bằng tay ở vị trắ làm việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mồi nước tuabin

- Làm đầy ống dẫn nước vào tuabin bằng mở van đường vòng (van py pass) - Tuabin chuẩn bị khởi động được điền đầy nước.

- Khi tuabin được điền đầy nước áp suất ở trước và sau van đầu vào chắnh được cân bằng, van đầu vào chắnh được mở.

- Van chắnh D1250 được mở bằng điều khiển tự động hoặc điều khiển bằng tay.

4.4.4.4 Xả kiệt nước trong tuabin

- Đóng van đầu vào chắnh của tuabin - Mở vanxả kiệt

- Đóng cửa xả nước trong tuabin - Khởi động các van xả kiệt.

KẾT LUẬN

Quá trình thực tập hoàn thành đã giúp tôi biết cách làm việc trong cơ sở cụ thể. Mặc dù tôi đã được kết quả tốt trong đợt thực tập, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tuy nhiên qua đợt thực tập này tôi đã cũng cố được rất nhiều kiến thức đã học, đồng thời cũng đã học hỏi được rất nhiều điều mới mẻ. Đó cũng là một điều hữu ắch để cho tôi và nhóm cũng cố kiến thức và là hành trang bước vào nghề trong tương lai.

Đợt thực tập với chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa từ ngày 13/12/2021 đến 26/12/2021 , em đã có cách nhìn nhận khác nhau tại cơ sở thực tập nhưng hầu hết nhóm chúng em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho đợt thực tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo và từ đó bước đầu cho mỗi sinh viên học hỏi được kinh nghiệm quý báu để trở thành nhân viên vận hành Nhà máy thủy điện thực sự sau này và qua đó tạo cho em những kỹ năng, bài học kinh nghiệm với cách làm việc trực tiếp tại một Nhà máy thủy điện. Đó chắc chắn là những bước đầu cho mỗi sinh viên những kiến thức để sau này có thể trở thành một công nhân vận hành Nhà máy.

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập tại cơ sở với sự cố gắng nỗ lực của bản thân ngoài ra em còn nhận được sự giúp đỡ và sự chỉ bảo nhiệt tình từ phắa nhà trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định hướng dẫn cùng các cán bộ công nhân viên trong Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 tại Phường Xuất Hóa Ờ TP Bắc Kạn Ờ Tỉnh Bắc Kạn.

Xin cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Điện Ờ Điện Tử trong suốt thời gian qua đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức bổ ắch và lý thú về nghành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Cô giáo:

Vũ Thị Thắng người đã trực tiếp chỉ dẫn, góp ý, định hướng kịp thời cho em và giúp đỡ

em hoàn thành tốt đợt thực tập. Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các cán bộ công nhân viên của Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 đã nhiệt tình ủng hộ giúp đỡ em.

Mặc dù đã rất cố nhưng không tránh khỏi sai sót do hạn chế về tri thức cũng như về thời gian, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phắa cơ sở thực tập, nhà trường và thầy cô hướng dẫn thực tập.

Xin chân thành cảm ơn!

Nam Định, ngày 26 tháng 12 năm 2021

SINH VIÊN THỰC HIỆN TÚ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quy trình kỹ thuật An toàn điện Ờ Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

2. Quy trình Điều độ Hệ thống điện Quốc gia. Ký hiệu: QTĐĐ-11-2001Ban hành theo Quyết định Số 56 /QĐ-BCN ngày 26 tháng 11 năm 2001 của Bộ Công nghiệp.

3. Quy trình xử lý sự cố Hệ thống điện Quốc gia. Tháng 03 năm 2007 của Bộ Công nghiệp.

4. Quy trình thao tác Hệ thống điện Quốc gia. Tháng 03 năm 2007 của Bộ Công nghiệp. 5.Quy phạm Trang bị điện Ờ Bộ công nghiệp năm 2006.

6. Quy trình phối hợp vận hành giữa Nhà máy thủy điện Thác Giềng I với Tổng công ty điện lực Miền Bắc .

7. Quy trình vận hành và xử lý sự cố Nhà máy thủy điện Thác Giềng I. 8. Các Quy trình do Nhà máy thủy điện Thác Giềng I ban hành nội bộ.

9. Các tài liệu kỹ thuật của các thiết bị trong nhà máy thủy điện Thác Giềng I do nhà chế tạo cung cấp.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập trạm máy phát (Trang 57)