Một số đề xuất và giải pháp

Một phần của tài liệu PHẦN i (Trang 60 - 64)

5. Bố cục đề tài

3.1. Một số đề xuất và giải pháp

3.1.1. Đề xuất.

Xây dựng lại chiến lược trong khâu thu cước với đội ngũ thu cước chuyên nghiệp và mạnh để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Giám sát chặt chẽ trong những trương trình phát triển thuê bao trả sau, nhằm mục đích thuê bao là thuê bao thực ( có phát sinh cước và thanh toán cước đầy đủ theo chu kỳ), cần ban hành quy chế nghiêm khắc xử phạm những cá nhân, đại lý vi phạm công tác phát triển thuê bao.

Xây dựng quy chế mạnh hơn trong việc xử phạt những thuê bao nộp chậm hồ sơ và thiếu hồ sơ theo thời gian quy định.

Hiện nay, khi khách hàng tới đăng ký hòa mạng và sử dụng thuê bao trả sau chỉ cần mang CMTND tới các cửa hàng của Mobifone là có thể sử dụng dịch vụ. Đây là phương pháp để làm giảm thời gian cũng như các thủ tục cho khách hàng, tuy nhiên chúng ta lại cần một đội đi xác minh thông tin của khách hàng. Thời gian để xác minh tối đa là 3 ngày, đây là khoảng thời gian không lâu nhưng cũng đủ dài cho một số cá nhân cố tình khai thông tin sai nhằm trốn cước, đã có trường hợp số tiền bị mất do nguyên nhân trên lên tới hàng chục triệu đồng -> Chuyên viên kinh doanh + Nhân viên PTTT cần phối hợp tốt để thực hiện công tác thu cước được chỉ tiêu đề ra.( Nhất là trong khâu xác minh, phát TBC, thu cước, đôn đốc tỷ lệ thu cước hàng ngày, thu cước nợ đọng)

Cần có một kế hoạch thu cước cụ thể và liên tục theo dõi tiến độ thu cước, có như vậy mới có thể hoàn thành kế hoạch được giao.

Hiện nay có rất nhiều khách hàng nợ cước, không nộp cước làm mất rất nhiều thời gian cũng như công sức của nhân viên thu cước vậy xin đề nghị Công ty giúp chi nhánh các thủ tục giấy tờ cần thiết tiến hành khởi kiện các khách hàng cố tình trốn không nộp cước.

3.1.2. Giải pháp

- Nâng cao hình ảnh và uy tín của Mobifone đối với mọi người.

Sự hài lòng của khách hàng là một trong những tiêu chí đánh giá hình ảnh của thương hiệu, bởi vậy cần chú trọng hơn đến các yêu cầu, thị hiếu của khách hàng, giải đáp thỏa đáng và triệt để những kiến nghị của họ.

Tăng cường các hoạt động tiếp cận với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng ở xa Công ty.

- Tăng cường vùng phủ sóng.

Một băn khoăn lớn của khách hàng khi lựa chọn mạng sử dụng là vùng phủ sóng. Vì vậy việc tăng cường mở rộng vùng phủ sóng và nâng cao chất lượng sóng là vô cùng quan trọng.

Qua khảo sát cho thấy trên địa bàn song Mobifone vẫn còn yếu, đặc biệt là sóng 3G nhất là khu vực tại các huyện như Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên. Nếu thực hiện được điều này thì số lượng khách hàng của Mobifone sẽ tăng lên.

- Đẩy mạnh việc phát triển hệ thống kênh phân phối.

Đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối, nhất là các kênh bưu điện, kênh các điểm bán lẻ. Tổ chức quản lý hỗ trợ đều đặn từng điểm bán lẻ.

Nâng cao hiệu quả, hỗ trợ tối đa hoạt động của kênh phân phối, giữ vững phát triển kênh phân phối đã xây dựng được.

- Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong công tác Bán hàng

Sự hiểu biết, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng về sản phẩm thông tin di động là cơ hội cho Mobifone vốn là mạng tiên phong đi đầu trong việc cung cấp nhiều dịch vụ phụ và chăm sóc khách hàng.

Nâng cao giá trị và đa dạng hoá các chương trình chăm sóc khách hàng. Hiện nay các chương trình chăm sóc khách hàng của Mobifone tuy nhiều nhưng giá trị từng chương trình không lớn, chất lượng sản phẩm chưa được tốt, điều này cần phải thay đổi. Số lượng chương trình có thể không nhiều nhưng giá trị chương trình phải lớn hơn , để mỗi khách hàng nhận được quà tặng chương trình chăm sóc khách hàng của Mobifone đều cảm thấy tự hào và sử dụng.

chi nhánh trong đó quy định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận để mỗi vị trí có thể phát huy tối đa năng lực trong việc thực hiện nhiệm vụ phân công.

Cần đẩy mạnh hơn nữa việc phân quyền chủ động cho các đơn vị cơ sở, lãnh đạo đơn vị định hướng chiến lược sau đó phân chia các mảng công việc giao kế hoạch.

Thực hiện trao cho từng bộ phận kể cả nhân viên trực tiếp khách hàng quyền hạn, thực hiện những tác nghiệp cần thiết

Dành 1 nguồn quỹ để nhân viên có thể sử dụng nhằm giữ chân khách hàng khi không sử dụng dịch vụ của đơn vị

Tận dụng học hỏi kỹ năng kinh nghiệm trong chăm sóc khách hàng của các tổ chức doanh nghiệp.

Thường xuyên mở lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ nhân viên công ty. Nâng cao kĩ năng làm việc, giao tiếp với khách hàng.

Tiểu Kết

Căn cứ vào tình hình tổng quan thị trường Hải Dương nói chung và thị trường Thông tin di động nói riêng. Chúng ta nhận thấy:

- Thị trường có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển - Tốc độ tăng trưởng cao.

- Dịch vụ thông tin di động hiện nay là cuộc đua chủ yếu của 2 nhà cung cấp dịch vụ MobiFone và Viettel. Viettel có những lợi thế nhất định về vùng phủ sóng cũng như giá cước và quảng cáo khuyến mại, do vậy thu hút được khách hàng nhanh chóng, tuy nhiên chất lượng phục vụ khách hàng chưa tốt, tỷ lệ rớt cuộc gọi còn cao.

- Sự cạnh tranh chưa thực sự khốc liệt.

MobiFone có nhiều lợi thế cạnh tranh, và có khả năng dành vị trí dẫn đầu -> thị trường cần được lựa chọn tập trung đầu tư của MobiFone.

Vì vậy trong tình hình hiện nay, việc duy trì và nâng cao tốc độ phát triển cùng với sự thay đổi quy mô quản lý và chiến lược kinh doanh phù hợp, MobiFone đang có cơ hội dẫn đầu về dịch vụ thông tin di động trên thị trường

KẾT LUẬN

Trong các nguồn lực của một doanh nghiệp thì nguồn nhân lực có điểm đặc là nó hiện diện ở tất cả các khâu trong quá trình hoạt độngcủa doanh nghiệp và nó quyết định đến hiệu quả mang lại của cá nguồn lực khác

Tổng công ty Viễn thông MobiFone thực sự là một công ty lớn, là một thương hiệu mạnh. Mạng di động Mobifone là mạng di động ra đời đầu tiên ở Việt Nam, có số lượng dịch vụ tiện ích phong phú, chất lượng dịch vụ tốt nhất có công tác chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Môi trường làm việc ở đây thực sự chuyên nghiệp và thân thiện. Mọi nhân viên Mobifone luôn được ban lãnh đạo công ty tạo môi trường làm việc tốt nhất, được cống hiến, được thử thách và có cơ hội phát huy hết tiềm năng của mình để có được tương lai sự nghiệp bền vững. Tuy vậy, Công ty Mobifone kv 5 vẫn còn một số tồn tại về công tác quản trị nguồn nhân lực….

Sau khi phân tích kỹ lưỡng thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại công ty Mobifone , bản tiểu luận đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty. Trong đó lưu ý các giải pháp sau:

- Phân tích công việc một cách cụ thể, xây dựng các bản mô côngviệc và tiêu chuẩn công việc, làm cơ sở cho các hoạt động quản trị nguồn nhân lực.

- Thường xuyên hoạch định nguồn nhân lực nhằm đánh giá đúng tình hình hiện tại, dự báo cho tương lai để hỗ trợ cho các giải quản trị nguồn nhân lực đi đúng hướng

- Đánh giá nhân viên một cách bài bản nhằm khuyến khích nhân viên và làm cơ sở để phát triển nhân viên theo đúng hướng mục tiêu, chiến lược của Công ty.

- Cải tiến chế độ đãi ngộ để nó trở thành một công cụ mạnh mẽ kích thích kích động nhân viên làm việc và giữ chân được những nhân viên giỏi , khuyến khích được lao động sáng tạo

Bài tiểu luận này được thực hiện với sự nỗ lực cố gắng nhằm đạt kết quả tốt, tuy nhiên cũng không tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Vì vậy rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ xung của Quý Thầy, cô, bạn bè gần xa để

Một phần của tài liệu PHẦN i (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w