.42 Giao diện báo cáo kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu chuyên đề tốt nghiệp quản lí lớp học với ứng dụng classdojo ở trường tiểu học (Trang 79 - 93)

Tại đây, GV có thể thấy được kết quả của cả lớp và từng cá nhân cụ thể. Từ đây trao đổi với phụ huynh đề xuất một số biện pháp để nhằm giáo dục học sinh kịp thời giúp học sinh ngày càng hoàn thiện hơn.

Giáo viên có thể coi lại kết quả của học sinh ở hiện tại hoặc ở những tuần tháng trước bằng cách click chuột vào This weeks và chọn mốc thời gian muốn

68 xem kết quả của học sinh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

- Ở chương 2, nhấn mạnh về vai trò quan trọng của việc quản lí lớp học ở Tiểu học.

- Giới thiệu tổng quan về phần mềm Classdojo. Đồng thời chỉ ra được những ưu và nhược điểm của phần mềm này mang lại.

- Làm rõ quy trình và kỹ thuật sử dụng phần mềm: Bao gồm thao tác trên máy tính và trên điện thoại.

- Tiến hành vận dụng phần mềm Classdojo vào trong quản lí học sinh ở trường tiểu học. Đối với mỗi hoạt động, việc chỉ ra cách sử dụng và kết quả mà nó mang lại cũng được minh họa qua các bài học cụ thể.

- Qua quá trình vận dụng phần mềm Classdojo trong quản lí lớp học kết quả học tập của học sinh cho thấy kết quả đạt được cao hơn. Điều này chứng tỏ việc sử dụng phần mềm Classdo trong việc hình thành thói quen hành vi giúp thu hút học sinh hơn, ngoài ra học sinh dễ tiếp thu bài học, khắc sâu kiến thức và rèn luyện được nhiều kỹ năng cần thiết. Các giao diện của phần mềm Classdojo trở nên sinh động hơn tạo điều kiện cho GV diễn đạt rõ ràng, giảm bớt thời gian diễn giải. Đồng thời việc sử dụng CNTT vào quản lí học sinh giúp phát huy tính tích cực của HS, lôi cuốn HS vào học tập một cách tự giác. Điều này khẳng định được hiệu quả của việc sử dụng CNTT nói chung và sử dụng phần mềm Classdojo nói riêng vào trong quản lí lớp học ở trường Tiểu học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và quá trình nghiên cứu đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:

- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc ứng dụng phần mềm Classdojo trong dạy học ở Tiểu học

- Xây dựng được cơ sở lí luận của việc ứng dụng CNTT trong quản lí giúp HS nâng cao hứng thú trong học tập, phát huy được tính chủ động, tích cực của HS.

- Lập phiếu điều tra về việc ứng dụng CNTT trong quản lí lớp học tại trường Tiểu học Tô Hiệu.

- Đề tài nêu lên được khả năng ứng dụng của phần mềm Classdojo trong quản lí học sinh ở trường học.

- Hướng dẫn quy trình thực hiện thiết lập, sử dụng phần mềm Classdojo, tổ chức thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của phần mềm này.

* Qua quá trình nghiên cứu, thực nghiệm, soạn giáo án TN và tiến hành TN cho thấy phần mềm Classdojo có nhiều tiện ích, mang lại nhiều lợi thế cho Gv để GV có thể áp dụng vào quản lí lớp lớp học ở Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng và hứng thú học tập cho học sinh, cụ thể:

+ Đây là một phần mềm chuyên nghiệp nên đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của GV trong dạy học tất cả các môn ở Tiểu học

+ Là một phần mềm có giao diện đẹp, thân thiện, dễ dàng thiết lập và sử dụng. + Phần mềm có sẵn trên web máy tính và appstore trên điện thoại smartphone có kết nối internet thì việc sử dụng để thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm kèm hình ảnh và video cũng như việc tổ chức thực hành là khá dễ dàng.

* Đối với giáo viên

Việc ứng dụng phần mềm Classdojo khắc phục được một số khó khăn trong quá trình giảng dạy của GV.

+ Giúp GV tiết kiệm được thời gian

+ Giúp GV dễ triển khai nội dung rèn luyện hành vi thói quen cho học sinh + Tạo được hứng thú học tập cho HS, học sinh dễ hình thành nhiều thói quen

70 tốt.

* Đối với học sinh:

+ Thái độ học tập tích cực, chủ động hơn.

+ Học sinh dễ hình thành các thói quen và hành vi tốt.

Tuy nhiên, ở đề tài này chúng tôi chỉ đưa ra một số phương diện để ứng dụng phần mềm này, cũng chỉ đưa ra một số tính năng, kĩ thuật cơ bản ban đầu của phần mềm vào bài giảng. Ngoài ra, phần mềm này còn có nhiều tính năng hữu ích, nhiều vai trò hơn có thể giúp bài giảng sinh động hơn nữa.

Bên cạnh đó, do bước đầu làm quen với một đề tài chuyên đề tốt nghiệp, vì vậy, trong quá trình nghiên cứu khó có thể tránh khỏi được những thiếu sót:

- Đề tài chỉ mới tiến hành khảo sát ở Trường Tiểu học Tô Hiệu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nên chưa thể bao quát được hết việc ứng dụng phần mềm Classdojo trong dạy học và quản lí ở các trường trên diện rộng, chưa đảm bảo tính khách quan và toàn diện.

- Số tiết TN còn ít nên chưa đảm bảo tính thuyết phục. Về mặt kiến thức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, tài liệu tham khảo chưa nhiều,… Vì vậy, nội dung nghiên cứu vẫn còn chưa thật sâu và toàn diện.

Như vậy, việc ứng dụng phần mềm Classdojo trong dạy học và quản lí ở tiểu học đã đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, đó là giúp HS phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập, hứng thú hơn trong việc tiếp thu bài học,…Điều đó, chứng tỏ ứng dụng phần mềm Classdojo trong dạy học và quản lí học sinh và tại trường Tiểu học Tô Hiệu không những có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn về mặt thực tiễn. Hơn nữa, chúng tôi mong muốn rằng, đề tài này được áp dụng không chỉ ở môn Lịch sử và Địa lí mà còn mở rộng ra các môn học khác. Từ đó, năng cao chất lượng dạy và học tại trường Tiểu học Tô Hiệu nói riêng và các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột nói chung.

2. Một số đề xuất kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin nêu ra một số đề xuất, kiến nghị nằm trong phạm vi nghiên cứu như sau:

2.1. Đối với cấp quản lí

- Các nhà quản lí phải theo sát việc dạy học của GV, tránh tình trạng coi môn Lịch sử và Địa lí là môn phụ không cần thiết. Từ đó, dẫn đến tình trạng ít đầu tư cho việc dạy học môn Lịch sử và Địa lí mà thay vào đó là môn Toán và

Tiếng việt.

- Cần có sự chỉ đạo sâu sát việc khai thác và ứng dụng phần mềm vào dạy học và các phương pháp vào dạy học, các phương pháp dạy học tích cực, góp phần việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Tăng cường cơ sở vật chất, nhất là phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học.

- Các cấp quản lí phải có biện pháp, chính sách tạo điều kiện, động viên GV và các lớp tổ chức các lớp bồi dưỡng về CNTT kết hợp đổi mới PPDH cho GV.

- Các cấp quản lí cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đổi mới về PPDH có ứng dụng CNTT.

- Các cấp quản lí phải động viên khuyến khích thi đua trong GV dạy học có chất lượng, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học.

- Đối với việc sử dụng CNTT trong dạy học là việc làm không quá khó đối với khả năng và trình độ của GV tiểu học.

- Tuyên truyền, động viên giáo viên sử dụng hợp lí các phương tiện CNTT và nhằm nâng cao nhận thức của GV về lợi ích của việc sử dụng CNTT trong giảng dạy.

- Thường xuyên quan tâm kiểm tra, bảo trì, sửa chữa kịp thời các trang thiết bị dạy học.

2.2. Đối với giáo viên

- Cần tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng GV, tự trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng xu thế đổi mới dạy học và quản lí.

- Giáo viên phải phối hợp hài hòa, sáng tạo và linh hoạt giữa quản lí hiện đại và quản lí truyền thống, phát huy tối đa ưu điểm của từng phương pháp để đạt hiệu quả cao trong dạy học.

- Giáo viên cần chú ý đến việc phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của HS, lấy HS làm trung tâm, luôn tạo điều kiện để HS độc lập, tự tìm ra kiến thức mới, đặc biệt khi sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học.

- Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, học hỏi, nâng dần trình độ tin học, tự thiết kế và sử dụng vào bài dạy.

- Khi sử dụng phần mềm cần khai thác tối đa tính năng của phần mềm giúp cho trở nên sinh động hơn.

- Không lạm dụng CNTT quá, nếu chúng không tác động tích cực đến quá

72

trình dạy học và sự phát triển của người học. Những kiến thức ở mức độ vận dụng kết hợp bảng và sử dụng các PPDH khác mới có hiệu quả.

- Bản thân mỗi GV cần phải ra sức học tập, tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình có sử dụng CNTT ở tất cả các môn.

Cố gắng khai thác ứng dụng các phần mềm vào dạy học và các PPDH tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bùi Minh Hiền (2009), Quản lí giáo dục, NXB Đại học sư phạm.

[2]. Đào Thái Lai (chủ biên) (2006)Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học, tập 1,2, NXB Giáo dục

[3]. Doyle, W. (1986). Classroom organization and management. In M.C., Wittrock (Ed.), Handbook of research on teaching. New York: Macmillan.

[4]. Doyle, W. (1990). Classroom management techniques. In O.C., Moles (Ed.), Student discipline strategies: Research and practice. Albany: State University of New York Press.

[5]. Emmer, E.T., & Evertson, C.M. (1981). Synthesis of research on classroom management. Educational Leadership

[6]. Evertson, C.M., Emmer, E.T., Clements, B.S., & Worsham, M.E. (1997). Classroom management for elementary teachers (4th ed.). Boston: Allyn and Bacon.

[7]. Hà Thị Thu Trang (2010), Phong cách quản lí giáo viên chủ nhiệm lớp, Tạp chí Quản lí giáo dục, số 15.

[8]. James H. Strong (2010) Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả,

NXB Giáo dục Việt Nam.

[9]. Kounin, J.S. (1970) Discipline and group management in classrooms. New York: Holt, Rinehart & Winston.

[10]. Lim, CP, Teo, YH, Wong, P., Khine, MS, Chai, CS & Divaharan, S. (2003). Tạo môi trường học tập hiệu quả để tích hợp hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông: Các vấn đề về quản lý lớp học. Tạp chí Nghiên cứu Học tập Tương tác, 14 (4), 405-423. Norfolk, VA: Hiệp hội vì sự tiến bộ của máy tính trong giáo dục (AACE).

[11]. Mai Quang Huy (2007), giáo trình Tổ chức - quản lí trường lớp và hoạt động giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[12]. Nguyễn Xuân Hải (2010), Quản lí giáo dục hoà nhập, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

[13]. Paul Stevens – King, Huấn luyện kỹ năng quản lý lớp học hiệu quả, Nhà

74 xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[14]. Quốc hội (2006), Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001, Luật công nghệ thông tin, Hà Nội.

[15]. Quốc hội (2013) Nghị Quyết 88/2014/QH13 Về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

[16]. Robert J. Mazano, Debra J. Pickering (2013) Quản lý hiệu quả lớp học,

NXB Giáo dục Việt Nam.

[17]. Thomas Arm Strong (2013) Thuyết đa trí tuệ và việc quản lí lớp học.

NXB Giáo dục Việt Nam.

[18]. Các trang web liên quan

- https://www.classdojo.com/vi-vn/:

- http://www.scholar.google.com/ .

- http://www.youtube.com/

.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA SƯ PHẠM

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN (Dành cho giáo viên khối lớp:...)

Thực hiện chuyên đềQuản lý lớp học với ứng dụng classdojo ở trường tiểu học”, để có cơ sở khoa học cho việc đánh giá kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của quý thầy (cô) về vấn đề sử dụng công nghệ thông tin và vấn đề sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học.

Kính mong quý thầy (cô) có thể bớt chút thời gian giúp em trả lời một số câu hỏi cũng như ý kiến của mình liên quan đến đề tài và từ thực tiễn học tập bằng cách ý kiến hoặc khoanh tròn vào những phương án a,b,c,d,… mà thầy (cô) cho là phù hợp trong quá trình giảng dạy.

Xin vui lòng khoanh tròn trước những câu trả lời thầy (cô) cho là đúng:

Câu 1: Đánh giá của thầy (cô) về sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong quản lí lớp học?

1. Hoàn toàn không cần thiết

2. Không cần thiết

3. Cần thiết

4. Rất cần thiết

Câu 2: Thầy (cô) có sử dụng phần mềm Classdojo trong quản lí lớp học không?

1. Có

2. Không

Câu 3: Nếu đã sử dụng phần mềm Classdojo, thầy (cô) thấy có những ưu điểm gì?

1. Không có ưu điểm gì.

2. Giúp theo dõi và quản lí được học sinh trong lớp.

3. Tạo được môi trường học tập thoải mái cho học sinh.

4. Dễ khai thác, dễ sử dụng.

P2

Câu 4: Thầy (cô) nghiên cứu học hỏi phần mềm Classdojo qua kênh thông tin nào? 1.Bạn bè, đồng nghiệp chia sẻ.

2. Cộng đồng học tập (các Team trên Facebook, Zalo,…).

3. Tự tìm hiểu

4. Khoá học thực tế

5. Ý kiến khác

Câu 5. Mức độ thầy (cô) sử dụng phần mềm Classdojo trong quản lí lớp học ở trường Tiểu học ?

1. Chưa bao giờ

2. Hiếm khi

3. Thỉnh thoảng

4. Thường xuyên

5. Rất thường xuyên

Câu 6: Theo thầy (cô), việc sử dụng phần mềm Classdojo để quản lí học sinh trong lớp học có phù hợp không?

1. Hoàn toàn không phù hợp

2. Không phù hợp

3. Phù hợp

4. Rất phù hợp

Câu 7. Thầy (cô) đánh giá như thế nào về chất lượng máy tính, máy chiếu, tivi, kết nối internet của nhà trường?

1. Hoàn toàn không truy cập được

2. Truy cập được được nhưng không ổn định

3. Truy cập ổn định

4. Truy cập tốt ổn định

Câu 8: Khi sử dụng phần mềm Classdojo trong quản lí lớp học thầy (cô) gặp phải những khó khăn gì?

1. Khó sử dụng

2. Tốn nhiều thời gian

3. Một số ít thành phần phụ huynh không tiếp cận được Internet.

4. Chưa được sự quan tâm của nhà trường.

5. Ý kiến khác

Câu 9. Thầy (cô) đánh giá thế nào về kỹ năng sử dụng CNTT của bản thân? 1.Hoàn toàn chưa tốt

2. Chưa tốt

3. Tốt

4. Rất tốt

Câu 10: . Ngoài phần mềm Classdojo thầy (cô) thường sử dụng phần mềm nào để quản lí lớp học của HS? 1. TeacherKit 2. Socrative Teacher 3. Stick Pick 4. Ý kiến khác download by : skknchat@gmail.com

P4

Phụ lục 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA SƯ PHẠM

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH

Thực hiện Chuyên đề “Quản lý lớp học với ứng dụng classdojo ở trường tiểu học”, để có cơ sở khoa học cho việc đánh giá kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của quý thầy (cô) về vấn đề sử dụng công nghệ thông tin và vấn đề sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học.

Mong các em học sinh cho biết ý kiến của từ thực tiễn học tập bằng cách ghi ý kiến hoặc khoanh tròn vào những phương án a,b,c,d,… mà các em cho là phù hợp trong quá trình học tập.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các em học sinh!

1. Hoàn toàn chưa tốt.

2. Chưa tốt

3. Tốt

4. Rất tốt

Câu 2: Em có hài lòng với kết quả đó không?

1. Có

2. Không

Câu 3: Trường em có sử dụng máy chiếu trong quá trình dạy và học hay không?

1. Có 2 . hông

Câu 4: Em có muốn thầy (cô) sử dụng CNTT để giúp các em thay đổi hành vi thói quen không?

1. Hoàn toàn không muốn

2. Không muốn

3. Rất muốn.

Câu 5: Các em đã từng được thầy (cô) dạy học có sử dụng phần mềm Classdojo hay chưa?

1. Rồi

2. Chưa

Câu 6: Trong giờ học của thầy (cô), ý thức học tập và kỷ luật của em như thế

Một phần của tài liệu chuyên đề tốt nghiệp quản lí lớp học với ứng dụng classdojo ở trường tiểu học (Trang 79 - 93)