Một số tác động của BĐV lên các tính chất của XM và BT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 39)

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.3. Một số tác động của BĐV lên các tính chất của XM và BT

Dựa trên các nghiên cứu trong nước và trên thế giới, có thể thấy BĐV tác động lên các tính chất của BT và XM thông qua một số hiệu ứng như sau: hiệu ứng hóa học, hiệu ứng vật lý, hiệu ứng pha loãng, hiệu ứng điền đầy từ đó dẫn đến sự thay đổi quá trình thủy hóa, cấu trúc của XM và BT.

1.3.3.1. Hiệu ứng vật lý

Nhiều tác giả đều nhận định rằng, BĐV đóng vai trò là mầm kết tinh, tạo thuận lợi cho quá trình kết tinh các sản phẩm CSH, đồng thời tăng tốc độ thủy hóa ở tuổi sớm (Soroka và Setter (1977); Chen Yilan (1998) ...).

1.3.3.2. Hiệu ứng pha loãng

Ngoại trừ một số sản phẩm khoáng được tạo thành, BĐV đưa vào sẽ pha loãng chất kết dính, nước cung cấp chủ yếu để thủy hóa các khoáng trong XM.

38

Tương tự như các VCL khác, sử dụng BĐV làm tăng độ đặc chắc của hỗn hợp do: lấp đầy nhiều lỗ rỗng, tăng khả năng phân tán của XM do đó tăng sự tiếp xúc của XM với nước, tăng độ đặc của của vùng chuyển tiếp giữa đá XM và cốt liệu, cũng như tăng khả năng liên kết giữa đá XM và cốt liệu.

BĐV mịn có khả năng giảm lỗ rỗng kích thước 10 – 100 µm, còn BĐV siêu mịn có khả năng giảm lỗ rỗng có kích thước 0.1 – 2 µm. Liu Shushua và Yan Peiyu (2010) đã sử dụng BĐV nhỏ hơn 10 µm, dẫn tới vùng chuyển tiếp bề mặt có đặc chắc hơn, các lỗ rỗng của BT chủ yếu nhỏ hơn 50 nm.

1.3.3.4. Quá trình thủy hóa - hiệu ứng hóa học

o Các hạt có kích thước nhỏ hơn 10 µm là những hạt có hoạt tính lớn nhất (Chen Yilan (1998)).

o Thúc đẩy sự thủy hóa của C3S (Sakai (2003), Li Buxin (1998), Kakali (2001), Stack (1999)….).

o Phản ứng của C3A được thúc đẩy (Li Buxin (1998), Yongjuan Zhang (2008)).

o Sự chuyển hóa của ettringite thành monosulphoaluminat C3A.CaSO4.11H2O được trì hoãn (Kakali (2001)).

o Sự tạo thành canxi monocarboaluminate C3A.CaCO3.11H2O xuất hiện ngay từ đầu và tăng dần lên sau 28 ngày thủy hóa (Kakali (2001), Bonavetti (2001)).

o Việc thừa các ion cacbonat trong hồ XM đã gây ra sự chuyển hóa của monosunfoaluminat thành monocacboaluminat (Bonavetti (2001)).

o Có sự chuyển hóa ngược của monosunfoaluminat thành ettringite trong XM hỗn hợp – đá vôi bởi vì sunphat được giải phóng trong suốt phản ứng thay thế cacbonat (Bonavetti (2001)).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)