Ảnh hưởng của BĐV đến tính chất của HHBT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 41)

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.4. Ảnh hưởng của BĐV đến tính chất của HHBT

1.3.4.1. Tính dẻo của HHBT

Có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐV đến tính dẻo của hồ XM, vữa tươi hay HHBT. Nhìn chung độ mịn và phân bố kích thước hạt là yếu tố chính ảnh hưởng đến tính dẻo của các hỗn hợp này.

39

Sprung và Siebel (1991) chỉ ra rằng sự phân bố kích thước hạt hẹp có thể làm tăng lượng nước tiêu chuẩn của XM vì tạo ra hỗn hợp có độ rỗng lớn [26]. Nếu sự phân bố kích thước hạt là rộng, các hạt nhỏ điền đầy vào lỗ rỗng giữa các hạt lớn, các hạt nhỏ hơn lại điền đầy vào lỗ rỗng giữa các hạt nhỏ. Cứ như vậy làm cho hỗn hợp có độ rỗng nhỏ, dẫn tới nhu cầu nước tiêu chuẩn giảm.

Một trong những luận điểm nhiều tác giả đưa ra giải thích cho khả năng tăng tính dẻo của BĐV là nó đóng vai trò “chất bôi trơn nội bộ”. Các hạt BĐV sẽ tạo ra tiếp xúc “điểm”, giảm ma sát gây ra bởi tiếp xúc “mặt” giữa các hạt cốt liệu thô. Hạt càng mịn xu hướng sẽ càng gần với tiếp xúc “điểm” nhiều hơn, và có thể làm giảm ma sát, một yếu tố làm tăng tính dẻo hay tính linh động cho HHBT.

Một chiều hướng ngược lại là BĐV càng mịn, nó có thể càng cần nhu cầu cao nước thấm ướt bề mặt. Yếu tố này có thể làm giảm tính dẻo của HHBT.

Đối BTHM có độ chảy cao, vai trò của VCL là không thể thiếu. Lượng hồ trong loại BT này phải đủ lớn để giảm ma sát trượt giữa các hạt cốt liệu cát, tạo khả năng chảy nhưng không phân tầng cho HHBT. Việc tăng lượng dùng XM quá cao trong BT cũng sẽ gây ra nhiều yếu tố bất lợi, điều này được khắc phục bằng cách sử dụng VCL để bổ sung lượng hồ và điều chỉnh tính lưu biến của nó trong phạm vi có lợi.

1.3.4.2. Độ tách nước của HHBT

Độ tách nước xảy ra do hiện tượng sa lắng các hạt cốt liệu nhỏ (< 5 mm) do trọng lượng bản thân. Khả năng tách nước, tốc độ tách nước bị ảnh hưởng nhiều bởi tỷ lệ cũng như diện tích bề mặt chất rắn so với thể tích nước, tỷ lệ này càng cao thì tính tách nước và tốc độ tách nước giảm [11]. Với BTHM, có nghĩa là chỉ số diện tích bề mặt của cốt liệu lớn thì khả năng giữ nước của nó sẽ cao.

1.3.4.3. Hàm lượng bọt khí

Trong VCL cần quan tâm đến cỡ hạt nhỏ hơn 0,075 mm. Các hạt này sẽ phá vỡ sự hình thành bọt khí trong BT. Các hạt siêu mịn còn có hiệu ứng chống vón tụ - tăng phân tán cho các hạt XM. Cũng chính các hạt này tham gia hiệu ứng tường chắn. Đối với khí hậu nhiệt đới ẩm ở nước ta, VCL còn có tác dụng giảm hàm

40

lượng bọt khí nhất là đối với BT sử dụng phụ gia siêu dẻo. Bằng thực nghiệm đã xác định được hàm lượng bọt khí của HHBT giảm khi có VCL.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)