Ngoài bố trí các thanh nhiên liệu, bó nhiên liệu trong vùng hoạt thì vùng hoạt lò VVER còn có một số thành phần phụkhác, như lỗnước, khe nước, lớp thép...
Bảng 2.12 Các thông số của các lỗ nước [1]
Lỗnước số Khoảng cách tới tâm lò Góc Đường kính của lỗnước
1 mm Độ mm 1 1655 0 98 2 1657,494 13,45506 70 3 1679,758 16,32916 70 4 1661,535 19,21195 70 5 1606,299 21,55143 70 6 1640,091 24,36647 70 7 1633,891 27,36905 70 8 1588,868 30 70 9 1675,470 30 70
Các lỗ nước xung quanh bó nhiên liệu trong vùng hoạt được bố trí xen kẽ bên trong vành thép của lớp thép đệm, nhằm mục đích giúp cho quá trình lưu thông boron trong nước ở phần xung quanh vùng hoạt và giảm nơtron rò đi ra khỏi vùng hoạt lò phản ứng. Chi tiết trong hình 2.11 dưới đây:
35
Hình 2.12 Các thông số về khe nước, lỗ nước và vỏ bọc thùng lò [1]
Giữa bó nhiên liệu và lớp thép đệm có khe nước ngăn cách, do vậy sẽ tạo thành vành nước bao quanh bó nhiên liệu cả vùng hoạt. Tổng cộng gồm 90 lỗ nước xung quanh vùng hoạt và khe nước dày 3mm xung quanh các bó nhiên liệu phía ngoài cùng vùng hoạt. Bao bọc các lỗnước là lớp thép đệm xung quanh và tiếp đến là giỏ vùng hoạt. Lớp thép đệm, vỏ thùng lò và giỏ vùng hoạt đều làm bằng hợp kim của thép. Giữa lớp vỏ thùng lò và giỏ vùng hoạt có một lớp nước (Downcomer).
Trên đây là các thông số chi tiết về hình học và vật liệu của bài toán chuẩn, các tính toán và mô hình mô phỏng cụ thểđược trình bày trong chương 3.
36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
Chương này trình bày tính toán cho bài toán chuẩn nhằm kiểm tra cấu hình tính toán và từ đó tính toán cho cấu hình (VVER-1000/V392) là cấu hình độ giàu nhiên liệu cao hơn, số thanh điều khiển nhiều hơn... Cấu hình này có thể được lựa chọn cho dựán điện hạt nhân Ninh Thuận I.
Kết quả tính toán bài toán chuẩn được so sánh với [1]. Một số kết quả tính toán cho cấu hình VVER-1000/V392 được so sánh với [2]. Cuối cùng là tính toán thiết kế nhiên liệu cho lò phản ứng dựa trên một số tiêu chuẩn thiết kếcơ bản.