Các thẻ và cấu trúc lệnh quan trọng trong MCNP

Một phần của tài liệu Đánh giá một số thông số vật lý lò phản ứng vver 100 sử dụng nhiên liệu mox bằng chương trình mcnp5 272927 (Trang 41 - 43)

Thẻ tally cho phép lấy kết quả ra của quá trình tính toán, gồm các số liệu tính toán như: dòng hạt, thông lượng hạt, phân bố năng lượng do phân hạch..., Các kết quả này được chuẩn hóa cho từng hạt. Có 7 loại thẻ tally chuẩn (bảng 3.1) được sử dụng cho các loại bức xạ như sau. 7 loại cho nơtron, 6 loại cho photon, 4 loại cho electron. Những dòng lệnh này không đòi hỏi nhất thiết phải có trong tập tin đầu vào (input file) của MCNP, nhưng nếu không có mặt của các thẻ lấy tally thì không kết quả tính toán nào được in ra trong tập tin đầu ra (output file). Khi tính toán tới hạn KCODE, tally chuẩn được lấy theo từng thế hệnơtron phân hạch. Thành phần đóng góp vào tally gồm có nguồn, các sự kiện va chạm ngẫu nhiên.

Bảng 3.1 Các Tally trong MCNP5 [5]

hiệu Mô tả Loại hạt Đơn vị

Đơn vị của *Fn

F1 Dòng mặt N, P hoặc E Hạt MeV

F2 Thông lượng mặt N, P hoặc E hạt.cm-2 MeV/cm2 F4 Thông lượng ô mạng N, P hoặc E hạt.cm-2 MeV/cm2 F5 Thông lượng điểm,đầu dò N hoặc P hạt.cm-2 MeV/cm2 F6 Năng lượng tích lũy N hoặcN,P

hoặc P MeV/g jergs/g F7 Năng lương phân hạch

tích lũy N MeV/g jerks/g

F8 Độ cao xung P hoặc E

hoặc P,E Xung MeV

b. Đánh giá thông lượng mt và ô mng

Để đánh giá thông lượng cho mặt hoặc ô mạng thì ta dùng các tally F1, F2, F4, F6 hoặc F7.

41 Cấu trúc: Fn:pl S1....Si

Trong đó n là chỉ loại tally (n=1,...8), pl là chỉ loại hạt (pl = p, n , e) p là photon, e là electron và n là chỉ nơtron. Si là chỉ tên mặt (bằng số) hoặc ô mạng được quy định trong cấu trúc hình học đã khai báo trong input của MCNP.

Cần lưu ý khi lấy tally F2, để chương trình không báo lỗi cần phải khai báo diện tích cho mặt cần lấy tally, cần thêm thẻ FSn và SDn. Những ô mạng được đặt trong ngoặc nghĩa là tally được lấy cho tổ hợp các ô mạng và mặt đó, ký hiệu T có thểđặt sau cùng của cấu trúc lệnh và nó cho phép lấy tổng cộng kết quả trong các ô mạng lấy tally. Một số phép lấy tally khác có thể xem trong tài liệu tham khảo [5].

c. Cu trúc th tính toán ti hn KCODE

KCODE là tên cấu trúc thẻ tính toán tới hạn; với cấu trúc như sau.

KCODE nsrck rkk ikz kct msrk knrm mrkp kc8

trong đó

nsrck là sốnơtron cho mỗi chu kỳ;

rkk là dựđoán ban đầu cho keff;

ikz là số chu kỳ bỏqua trước khi bắt đầu tính toán tới hạn;

kct là tổng số chu kỳmà chương trình sẽ thực hiện;

msrk là sốlượng nguồn điểm được đặt vào tính toán;

knrm là đơn giản hóa tally với 0 là đối tượng, 1 là lịch sử;

mrkp là sốlượng lớn nhất của lượng chu kỳ cho Runtpe và MCTAL;

kc8 là tóm lược và đưa ra thông tin trung bình 0 là tất cả các chu kỳ; 1 là chu kỳ hoạt động.

d. Cu trúc th KSCR

Thẻ kscr dùng để khai báo vị trí nguồn điểm nơtron trong không gian khởi phát gây phản ứng phân hạch.

kscr x1 y1 z1 x2 y2 z2 ... trong đó

42

x1 y1 z1 và x2 y2 z2... là vị trí các nguồn nơtron trong không gian có tọa độ tương ứng. Nguồn nơtron này mặc định là nguồn nơtron 2MeV.

Trên đây đã trình bày một số thẻ tally cơ bản dùng để lấy kết quả tính toán cũng như định nghĩa bài toán cần quan tâm. Một số các cấu trúc thẻ và các cấu trúc khai báo hình học vật liệu xem chi tiết trong manual MCNP5 [5].

Đểđánh giá sai số và ý nghĩa của kết quả ta tuân theo quy tắc sau. • Sai số từ 0,5 đến 1,0 Kết quảkhông có ý nghĩa

• Sai số từ 0,2 đến 0,5 Kết quảkhông đáng tin cậy • Sai số từ 0,1 đến 0,2 Kết quả vẫn còn nghi vấn • Sai số < 0,1 Kết quả có thể tin cậy được

• Sai số < 0,05 Kết quả có thể tin cậy được đối với detector điểm. Do vậy trong bài toán thực tế phải cân nhắc giữa sai số và thời gian tính toán (thời gian tính toán phụ thuộc chủ yếu vào số lịch sửnơtron), trong trường hợp này ta chọn giá trị sai số < 0,05 đểtăng độ tin cậy của kết quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số thông số vật lý lò phản ứng vver 100 sử dụng nhiên liệu mox bằng chương trình mcnp5 272927 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)