6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.2.2. Thực trạng xác định nhu cầu tạo động lực làm việc cho cán bộ công
nhân viên của VNPT Bắc Giang.
Qua khảo sát thực tiễn cho thấy VNPT Bắc Giang chưa tiến hành hoạt động nào nhằm xác định nhu cầu của cán bộ công nhân viên để làm căn cứ để xây dựng các biện pháp tạo động lực. Vì chưa xác định nhu cầu của cán bộ công nhân viên nên chưa biết được nhu cầu nào là cần thiết, cấp bách nhất với cán bộ công nhân viên nên các biện pháp tạo động lực làm việc của VNPT Bắc Giang chưa mang lại hiệu quả cao, chưa sắp xếp ưu tiên tập trung vào biện pháp nào trước, biện pháp nào sau nên còn dài trải. Điều này, gây lãnh phí các nguồn lực của tổ chức.
Nhằm xác định nhu cầu thực tế của cán bộ nhân viên tại VNPT Bắc Giang và dựa vào đó đưa ra những biện pháp phù hợp giúp nâng cao hơn công tác tạo động
42
lực làm việc, học viên đã tiến hành điều tra nhu cầu của cán bộ công nhân viên tại VNPT Bắc Giang thông qua phiếu khảo sát ý kiến của 200 cán bộ công nhân viên (180 phiếu khảo sát hợp lệ). Các nhu cầu được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Herzberg (1959), Lê Tiến Đạt - Bạch Hữu Phúc (2020). Kết quả khảo sát cho kết quả như sau:
Bảng 2.3. Mức độ ưu tiên nhu cầu của cán bộ nhân viên tại VNPT Bắc Giang Nhu cầu Cán bộ công nhân viên
Hệ thống lương thưởng 1
Đào tạo và thăng tiến 2
Điều kiện làm việc 3
Quan hệ tại cơ quan (lãnh đạo, đồng nghiệp) 4
Đánh giá thành tích 5
Bản chất công việc 6
(Nguồn: Kết quả khảo sát)
Qua bảng khảo sát thấy rằng nhu cầu về hệ thống lương thưởng cũng như đào tạo & thăng tiến đứng ở mức quan trọng nhất đối với cán bộ công nhân viên. Cấp lãnh đạo có thể xem đây là cơ sở để đưa ra những biện pháp tạo động lực phù hơp với cán bộ nhân viên để công tác tạo động lực đạt hiểu quả cao. Tránh tình trạng các biện pháp tạo động lực dàn trải dẫn đến hiệu quả chưa cao và gây lãng phí các nguồn lực của VNPT Bắc Giang.