Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển thanh niên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách đối với thanh niên trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 46 - 70)

2.2.2.1. Về giáo dục thanh niên về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa; ý thức tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội

- 100% thanh niên là công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, thanh niên lực lượng vũ trang được tuyên truyền, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:

Công tác tuyên truyền, phổ biến các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà được đã được UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban ngành (đặc biệt là Sở Nội vụ, Sở Tư pháp) và UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với tổ chức Đoàn các cấp tổ chức tuyên truyền, quán triệt Luật Thanh niên đến các tầng lớp nhân dân và đội ngũ đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh. UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt các luật mới ban hành vào ngày 10/3/2006 (trong đó có Luật Thanh niên) để phổ biến, quán triệt các nội dung cơ bản của Luật cho hơn 200 đại biểu là lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; Lãnh đạo HĐND, UBND, Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố và báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị và địa phương trong tỉnh tổ chức hội nghị hoặc lồng ghép quán triệt

các văn bản này trong cuộc họp cơ quan, sinh hoạt đoàn thể, thôn, buôn, tổ dân phố...

Tập trung tuyên truyền sâu rộng quan điểm của Đảng và các nhiệm vụ, giải pháp đối với công tác thanh niên thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền trên hệ thống báo, đài, bản tin sinh hoạt chi bộ, Bản tin thanh niên… Công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Chiến lược phát triển thanh niên và Chương trình phát triển thanh niên của tỉnh được tổ chức tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức phong phú như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát sóng triên sóng phát thanh chuyên mục “Phát thanh thanh niên” với thời lượng 15phút/chương trình, phát sóng 2 lần/tuần, đạt 208 giờ. Ngoài ra trong các chương trình thời sự Đài phát thanh, Truyền hình tỉnh và các chuyên trang trên Báo Đắk Lắk, hàng ngày gồm tiếng Kinh, Êđê và M’nông đã phát sóng nhiều tin, bài, phóng sự tuyên tuyền về Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012-2020.

Song song với công tác tuyên truyền của các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Đắk Lắk cũng đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo kèm theo hướng dẫn tuyên truyền, thực hiện các quy định của Luật Thanh niên đến các cơ sở Đoàn trong toàn tỉnh. Đồng thời, tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Thanh niên cho đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt các Huyện, Thị, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc. Trên cơ sở đó, các Huyện, Thị, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc tiếp tục tổ chức quán triệt và tuyên truyền Luật thanh niên tới đông đảo đoàn viên thanh niên (ĐVTN) dưới các hình thức phong phú, đa dạng, như: tổ chức hái hoa dân chủ; sinh hoạt chuyên đề tìm hiểu Luật Thanh niên; hội thi tìm hiểu Luật Thanh niên; tổ chức các lớp học tập, hội nghị quán triệt, phổ biến; tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của địa phương, đơn vị… Ngoài ra, Công tác tuyên truyền về Luật Thanh niên còn được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đẩy

mạnh thông qua các kênh thông tin của Đoàn, như: Bản tin Tuổi trẻ Đắk Lắk, website Tỉnh Đoàn tại địa chỉ: www.tinhdoandaklak.gov.vn. Đảm bảo 100% thanh niên là công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, thanh niên lực lượng vũ trang được tuyên truyền, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

- Trên 60% thanh niên nông thôn, đô thị và thanh niên công nhân được tuyên truyền, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:

Từ năm 2012 đến nay, phát hành 91 loại tờ gấp tuyên truyền pháp luật liên quan trực tiếp đến thanh niên, như: xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên

xe mô tô, xe gắn máy; xử lý đối với người vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy; xử lý đối với người đua xe, cổ vũ đua xe trái phép...); tìm hiểu một số quy định Luật Trách nhiệm bồi thường nhà

nước, Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Đấu giá tài sản; tìm hiểu về một số tội phạm phổ biến quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015; giới thiệu nội dung của Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ luật Lao động; Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt; Nghị định số 24/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; các quy định về bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; hôn nhân và gia đình; quy định về chế độ của người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động; quy định về tiếp công dân... để cấp phát miễn phí cho các đơn vị, địa phương, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh làm

tài liệu tuyên truyền cho đối tượng là thanh niên trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Sở đã đặt mua và cấp phát 1.115 cuốn tài liệu “Sổ tay hướng dẫn kỹ năng phổ biến, giáo dục cho thanh, thiếu niên” do Bộ Tư pháp biên soạn.

Bên cạnh đó, Bản tin Tư pháp Đắk Lắk được Sở phát hành đều đặn mỗi tháng một số với 3.500 bản cấp phát cho các cơ quan, tổ chức, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở; Ban tự quản thôn, buôn, tổ dân phố, cụm dân cư, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh..., trong đó có đăng tải nhiều bài giới thiệu các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến thanh niên. Thời gian qua, Báo Đắk Lắk xây dựng và thực hiện 157 kỳ Giải đáp pháp luật, trong đó có nhiều kỳ đăng tải các nội dung liên quan đến thanh niên, như: pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; xử lý vi phạm hành chính; bảo hiểm y tế; đất đai; căn cước công dân; trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật; Hiến pháp năm 2013; tìm hiểu Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước, Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Phí, lệ phí, Luật Trưng cầu ý dân… Đồng thời, Trang thông tin điện tử của Sở cũng thường xuyên đăng tải, cập nhật các hoạt động, thông tin pháp luật mới, liên quan thiết thực đến đời sống hàng ngày của nhân dân, đặc biệt là đối tượng thanh, thiếu niên.

Từ năm 2012 đến nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp đã thực hiện 9.791 vụ việc TGPL cho 9.620 lượt người; thực hiện lồng ghép việc phổ biến giáo dục pháp luật tại các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, thông qua các Bảng thông tin, Hộp tin về trợ giúp pháp lý… qua đó đã chuyển tải pháp luật đến với người dân tại cơ sở, nhất là những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho các đối tượng chính sách (đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, phụ nữ, trẻ em, gia đình có công với cách mạng…) nói chung và đối tượng thanh niên nói riêng.

Ngoài ra, các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về Luật Giao thông đường bộ; phòng, chống tội phạm về trật tự nơi công cộng; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống tội phạm ma túy; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; pháp luật về chống tội phạm và tệ nạn xã hội (HIV; xâm hại trẻ em; buôn bán phụ nữ, trẻ em...) và các văn bản pháp luật mới ban hành, liên quan thiết thực tới người dân trên sóng phát thanh, truyền hình của huyện, thị xã, thành phố và trên hệ thống loa truyền thanh của xã, phường, thị trấn, thôn buôn, tổ dân phố; góp phần phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong đó có đối tượng là thanh niên về các lĩnh vực này. Đảm bảo trên 60% thanh niên nông thôn, đô thị và thanh niên công nhân được tuyên truyền, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2.2.2.2. Nâng cao trình độ văn hóa, ngoại ngữ và tin học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho thanh niên

Thời gian qua, các sở, ban, ngành cùng các địa phương trên địa bàn tỉnh đã phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt công tác nâng cao trình độ văn hóa, ngoại ngữ và tin học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho thanh niên. Trên địa bàn tỉnh, có 1.035 trường với 15.766 lớp, với 472.061 học sinh từ mầm non đến THPT, trong đó có 57 trường THPT với 1.584 lớp và 58.788 học sinh. Tiếp tục thực hiện công tác vận động thanh thiếu niên là học sinh, sinh viên tham gia các lớp tin học, ngoại ngữ; vận động đoàn viên thanh niên là cán bộ công chức, viên chức tích cực đăng ký tham gia các lớp đại học văn bằng hai, các chương trình đào tạo sau Đại học, các lớp tin học, ngoại ngữ, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, lý luận chính trị…Nhằm động viên, cổ vũ và tạo điều kiện cho việc học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, hình thành nề nếp, tác phong công nghiệp trong đoàn viên thanh niên, quan tâm đến thanh niên vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; góp phần phát triển đội ngũ trí thức, nguồn nhân

lực trẻ, lao động trẻ lành nghề. Hằng năm, các cấp bộ Đoàn đã triển khai tới các Đoàn trường Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng phong trào “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”, hỗ trợ cho học sinh trong học tập, nghiên cứu

khoa học, tăng cường các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp, “Hỗ trợ

mùa thi”, “Tiếp sức mùa thi”, tư vấn hướng nghiệp cho đoàn viên, học sinh

khối 12…khuyến khích đoàn viên thanh niên thường xuyên nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ, kinh tế và các kỹ năng khác.

Tính đến ngày 31/12/2020, toàn tỉnh có tổng số 4.165 cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã, công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ công chức trẻ ở cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã đã được các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện, Sở Nội đã lồng ghép bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ công chức trẻ ở cấp xã và mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức và những người không chuyên trách ở cấp xã theo các chương trình, đề án theo các chương trình, đề án, trong đó: Tổ chức 18 lớp đào tạo với 1157 lượt tham gia (gồm 01 lớp đại học quản lý kinh tế 74 học viên tham gia; 07 lớp Trung cấp lý luận chính trị với 400 học viên tham gia; 10 lớp tiếng dân tộc thiểu số với 683 học viên tham gia); Tổ chức 112 lớp bồi dưỡng với 11.832 lượt tham gia (gồm 32 lớp bồi dưỡng với 3.521 học viên tham gia theo Đề án 1956 và Đề án 1600; 04 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên với 477 học viên tham gia; 76 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hành chính, quốc phòng - an ninh với 7.834 học viên tham gia).

Bên cạnh đó, Sở Nội vụ đã tổng hợp, đề nghị UBND các huyện cử cán bộ, công chức trẻ cấp xã tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước do Bộ Nội vụ tổ chức theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày

22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở xã giai đoạn 2014 - 2020; với 02 lớp tập huấn cho 81 cán bộ, công chức trẻ. Đạt 80% thanh niên là cán bộ, công chức ở xã được bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học.

Thông qua lớp tập huấn phổ biến cho cán bộ, công chức làm công tác thanh niên một số quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về vấn đề công tác thanh niên và chính sách đối với thanh niên theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Chương trình, Kế hoạch phát triển thanh niên tỉnh Đắk Lắk thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020; kết hợp tổ chức quán triệt học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành TW Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Qua đó, giúp cán bộ, công chức nâng cao thêm năng lực hoạt động thực

tiễn thực hiện chế độ, chính sách đối với thanh niên. Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy với công việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

2.2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, gắn với nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ

Trong hoạt động khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp Liên hiệp các Hiệp Hội Khoa học kỹ thuật, Sở Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Đoàn đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức nhiều sân chơi bổ ích cho thanh thiếu niên có cơ hội tham gia, giao lưu, học hỏi như cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng và Cuộc thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông, Cuộc thi sáng tạo vật dụng vệ sinh trường học,…. Bên cạnh đó, Sở Khoa học và Công nghệ và Tỉnh đoàn đã phối hợp tổ chức các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ cho Thanh

niên nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho thanh niên về vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; khuyến khích, động viên thanh niên xung kích đi đầu trong học tập, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực trẻ, hình thành lớp thanh niên có kiến thức khoa học kỹ thuật góp phần thành công trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn góp phần đem lại hiệu quả thiết thực cho thanh niên trong toàn tỉnh. Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức xây dựng các mô hình sản xuất phân hữu cơ sinh học, quy mô hộ gia đình cho các hộ đồng bào dân tộc như: Tổ chức 3 lớp (150 người) tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chế Biowa sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp, phân gia súc, gia cầm; Xây dựng 03 mô hình với khối lượng 20 tấn/mô hình; tổ chức 03 cuộc hội thảo (150 người) đầu bờ, đánh giá kết quả thực hiện mô hình tại xã Ea Kly, huyện Krông Pắk (02 mô hình), xã Ea phê, huyện Krông Pắk (01 mô hình). Hỗ trợ xây dựng mô hình và hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loại nấm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như: Tổ chức 01 lớp (50 người) tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật một số loại nấm (Nấm Chân dài, nấm Bào ngư, nấm Linh Chi); xây dựng 01 mô hình trồng nấm chân dài nấm bào ngư xám với khối lượng 5.000 bịch; tổ chức 01 cuộc hội thảo (50 người) đầu bờ, đánh giá kết quả thực hiện mô hình tại Phường Thành Nhất, thành Phố Buôn Ma Thuột. Xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp, phân gia súc, gia cầm cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như: Tổ chức 05 lớp (250 người) tập huấn, hướng dẫn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách đối với thanh niên trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 46 - 70)