Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách đối với thanh niên trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 96 - 100)

sách pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên

Tiếp tục xây dựng và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, đài, loa phát thanh, bản tin, sinh hoạt tổ dân phố, tờ rơi…tổ chức lồng ghép tuyên truyền phổ biến pháp luật cho thanh niên thông qua các hoạt động của Đoàn, Hội. Công tác biên soạn, biên tập tài liệu liên quan đến công tác QLNN về thanh niên cần được quan tâm đầu tư nghiên cứu trên phương diện lý luận, các nội dung phải được cập nhật thường xuyên, xây dựng và mở rộng mạng lưới tuyên truyền viên, trong đó chú trọng đến việc tập huấn và nội dung tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền viên, tạo ra các kênh giao tiếp giữa cơ quan QLNN về thanh niên với thanh niên; cụ thể:

Thứ nhất, nâng cao năng lực của đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật của nhà nước đối với thanh niên phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của các đội ngũ tuyền truyền viên, báo cáo viên pháp luật. Với tư cách là người thực

hiện sự tác động đến các đối tượng thanh niên, đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên pháp luật phải là người có ý thức tôn trọng và tự giác xử sự theo pháp luật, nắm vững các quy định pháp luật, các mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình của đất nước, địa phương, tình hình của từng đối tượng thanh niên địa phương từ đó xây dựng, tham mưu chương trình hành động của cấp, ngành mình, có phương pháp truyền tải thông tin pháp luật phù hợp với với đối tượng, hoàn cảnh, điều kiện cho phép để phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên. Đồng thời, cần tiến hành rà soát, đành giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của tuyên truyền viên, báo cáo viên pháp luật; mở rộng, lựa chọn, phân công cán bộ có am hiểu, đủ năng lực đảm nhận công tác; đổi mới, kiện toàn tổ chức làm nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng đảm bảo số lượng, hiệu quả.

Thứ hai, xây dựng nội dung và áp dụng linh hoạt, hài hòa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với thanh niên.

Lựa chọn những nội dung cơ bản, tối thiểu mang tính cấp thiết, đang trở thanh vấn đề bức xúc của xã hội theo hướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tùy theo từng đối tượng. Nôi dung phổ biến, giáo dục pháp luật đối với thanh niên nói chung bao gồm các thông tin về pháp luật (bao gồm cả kiến thức pháp luật cơ bản và văn bản pháp luật có liên quan đến thanh niên); các thông tin về việc thực hiện pháp luật (về tình hình vi phạm pháp luật, về việc điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật đối với thanh niên); các thông tin về kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học về thực hiện, áp dụng pháp luật, về vị trí, tác động của từng văn bản pháp luật đối với đời sống kinh tế - xã hội, đối với thanh niên; các thông tin hướng dẫn kỹ năng thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật cụ thể (quyền, nghĩa vụ pháp luật, các quy trình, thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với thanh niên). Trong đó, tập trung phổ biến sâu rộng trong đoàn viên, thanh niên các quy định của pháp luật gắn trực

tiếp với đời sống, sinh hoạt, học tập của đoàn viên, thanh niên như: Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Giao thông đường bộ, Luật Thanh niên, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Bảo vệ môi trường, các nội dung pháp luật về phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội theo từng đối tượng.

Đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và tự giáo dục, tự giác chấp hành pháp luật của mỗi thanh niên thông qua việc xây dựng các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tại cơ sở; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc nêu gương điển hình người tốt, việc tốt; chú trọng hình thành và phát triển các hình thức tổ hòa giải thanh niên; tăng cường vận dụng sức mạnh của hệ thống các kênh truyền thông như báo viết, báo nói, báo hình vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với thanh niên; Biên tập, phát hành tài liệu phổ biến pháp luật; xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật; gắn việc phổ biến, giáo dục pháp luật và chấp hành pháp luật đối với thanh niên với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác”, “Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích”, “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Xây dựng môi trường lành mạnh cho thanh niên”..; giáo dục cho thanh niên kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, kỹ năng xử lý những tình huống trong cuộc sống. Lồng ghép công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào các hoạt động khác của Đoàn, các chương tình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của địa phương.

Thứ ba, tăng cường hỗ trợ thanh niên tiếp cận hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý.

Thực tế cho thấy, phần lớn thanh niên không biết phải xử lý như thế nào khi gặp phải các quan hệ pháp luật phát sinh; sự hiểu biết của thanh niên

đối với các trung tâm tư vấn, trợ giúp pháp lý, văn phòng luật sư còn mờ nhạt. Do vậy, cần tăng cường tuyên truyền về hiệu quả của các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu như: giải quyết tranh chấp, hòa giải, thành lập công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh... thông qua các trung tâm trợ giúp pháp lý, tư vấn và dịch vụ pháp luật cho thanh niên. Hình thành đường dây nóng, chuyên mục, kênh hỗ trợ, tư vấn, giải đáp pháp luật cho thanh niên thông qua tư vấn trực tiếp, qua điện thoại, thư, thư điện tử, ...Tăng cường đối thoại, tìm hiểu, giải quyết các nhu cầu chính đáng của thanh niên. Tăng cường tổ chức các hình thức sinh hoạt, giao lưu, tiếp xúc giữa thanh niên và các chuyên gia, cán bộ về pháp luật.

Thứ tư, thu hút, tạo điều kiện cho thanh niên tham gia các hoạt động xây dựng, tổ chức thực hiện và áp dụng chính sách, pháp luật.

Thanh niên được trực tiếp tham gia vào những hoạt động pháp luật thông qua các hình thức nghiên cứu, góp ý vào các dự thảo văn bản quy định, quy chế của địa phương, cơ quan; các dự thảo hương ước, quy ước của làng, xã, cộng đồng ... mới có điều kiện vận dụng những tri thức pháp luật đã tiếp thu vào cuộc sống thực tế, hình thành ý thức tự giác chấp hành pháp luật, đưa việc thực hiện luật pháp trở thành thói quen trong nếp sinh hoạt hằng ngày, góp phần củng cố, nâng cao lòng tin của thanh niên với pháp luật.

Tăng cường phát động các phong trào hành động, các cuộc vận động của tuổi trẻ về chấp hành pháp luật; tham gia tích cực vào các phong trào chấp hành pháp luật tại cộng đồng dân cư, các hoạt động chính trị - xã hội. Đồng thời tạo điều kiện cho thanh niên tham gia các hoạt động thực tiễn về pháp luật như: Tham dự các phiên toàn lưu động, tổ chức các đội thanh niên tình nguyện giữ gìn trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống tệ nạn xã hội; tham gia thi tìm hiểu về pháp

luật, các loại hình văn hóa nghệ thuật tuyên truyền cổ động trực quan về phổ biến, giáo dục pháp luật; đăng ký cam kết không vi phạm pháp luật…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách đối với thanh niên trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)