Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách đối với thanh niên trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 73)

2.4.1. Những tồn tại, hạn chế

Việc triển khai, quán triệt Nghị quyết của một số cấp ủy đảng còn chậm, có nơi triển khai còn hình thức. Công tác chỉ đạo thực hiện Nghị quyết có nơi chưa thực sự quyết liệt.

Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên có tiến bộ, song chưa toàn diện chưa thật sự đổi mới chưa bắt kịp với xu thế của thanh niên. Vẫn còn một bộ phận thanh thiếu niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình chính trị - xã hội, thiếu ý thức trong học tập, lao động và công tác, dễ bị tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường, sa sút về đạo đức, lối sống, mắc vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật.

Công tác đào tạo nghề cho thanh niên chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động. Các công trình, dự án đầu tư cho thanh niên còn ít, quy mô nhỏ lẻ. Do điều kiện khách quan nhiều thanh niên có hoàn cảnh khó khăn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội và các nguồn vốn khác của địa phương.

Một số cơ quan, đơn vị và địa phương chưa nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trong của công tác quản lý nhà nước về thanh niên, chưa phân biệt được chức năng quản lý nhà nước về thanh niên và hoạt động của Đoàn thanh niên. Một số đơn vị còn xem đây là nhiệm vụ của Đoàn thanh niên; một số cơ quan, đơn vị còn giao cho Đoàn Thanh niên chủ trì, tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách cho thanh niên, cũng như việc triển khai thực hiện dẫn đến khó khăn, lúng túng; Chưa lồng ghép được chức năng, nhiệm vụ của ngành vào kế hoạch thực hiện phát triển thanh niên, mục tiêu được xây dựng trong kế hoạch còn chung chung, chưa cụ thể hóa được vấn đề cần đạt đến.

Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên mới được hình thành, song không ổn định do sự luân chuyển, điều động; công chức được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên ở các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện chưa đầu tư thời gian nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách cho thanh niên thuộc chức năng quản lý theo ngành, lĩnh vực được phân công.

Đối với cấp xã, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên mới được bổ sung và giao cho công chức Văn phòng – Thống kê, song công chức này phải kiêm nhiệm nhiều công việc cho nên việc tham mưu, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên chưa đạt được kết quả cao.

Công tác tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách cho thanh niên, nhất là cơ chế phối hợp liên ngành giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh niên

của các cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên còn thiếu chủ động, chưa thực sự đi vào những vấn đề lĩnh vực mà trách nhiệm của nhà nước phải thực hiện cho thanh niên.

Các vướng mắc trong giải quyết chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến: Đây là sự phối hợp Liên ngành (Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài chính, Hội Cựu Thanh niên xung phong) và nhiều cấp từ Trung ương đến cấp xã, cho nên đòi hỏi cơ quan ở Trung ương xây dựng hướng dẫn chi tiết để triển khai, tuy nhiên do nhiều tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện phải trao đổi, xin ý kiến cấp trên dẫn đến ảnh hưởng tiến độ triển khai thực hiện; đối tượng thanh niên xung phong không còn giấy tờ gốc, nên việc xác minh từ cơ sở trong cùng địa phương và giữa các địa phương gặp nhiều khó khăn do thiếu tư liệu, thông tin…; bản thân cựu thanh niên xung phong kê khai thiếu thống nhất trong hồ sơ nên việc thẩm tra, xác minh mất nhiều thời gian; một số thanh niên xung phong ở tỉnh khác hiện đang sinh sống tại địa phương, khi xác minh các đối tượng này thường rất khó khăn trong quá trình thẩm định; một số đối tượng không nhớ rõ phiên hiệu hoặc thời gian tham gia nên quá trình xác minh phải làm đi làm lại nhiều lần.

Chế độ báo cáo quản lý nhà nước về thanh niên của một số cơ quan, đơn vị và địa phương chưa thể hiện được kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên, không có số liệu cụ thể, vẫn còn tình trạng báo cáo công việc của đoàn thanh niên thực hiện.

2.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh niên chưa đầy đủ, đồng bộ, có nhiều văn bản chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn

quản lý, công tác phối hợp giữa các cơ quan đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ chưa chặt chẽ, chất lượng và hiệu quả chưa cao.

Một số cấp ủy đảng, chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác thanh niên nên thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; công tác quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết có nơi làm chưa nghiêm túc nên nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về công tác thanh niên chưa đầy đủ, do vậy chưa quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện đối với công tác thanh niên, có tư tưởng khoán trắng cho tổ chức đoàn thanh niên.

Đội ngũ công chức được giao nhiệm vụ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên chưa ổn định, công tác cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn còn mang tính chất đối phó, người được cử đi tập huấn không được giao nhiệm vụ tham mưu mà giao cho đơn vị khác cho nên công tác tham mưu về lĩnh vực này còn lúng túng, bị động.

Kinh phí triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chương trình đưa ra còn hạn chế dẫn đến một số mục tiêu chỉ tiêu, giải pháp thực hiện không thật sự hiệu quả.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã đưa ra được thực trạng thực hiện chính sách phát triển thanh niên ở tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 – 2020. Chính sách phát triển thanh niên đã đạt được cơ bản các mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn. Một số kết quả mà chính sách phát triển thanh niên đã đạt được, như: Nhận thức của hệ thống chính trị - xã hội trong tỉnh về phát triển thanh niên được nâng cao; cấp ủy, chính quyền các cấp phát huy trách nhiệm trong xây dựng thế hệ thanh niên giàu lòng yêu nước, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng sống và ý chí vươn lên, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và của tỉnh. Cơ chế chính sách đảm bảo cho thanh niên thực hiện quyền và nghĩa vụ trong học tập, nghiên cứu khoa học, việc làm, vui chơi giải trí, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy vai trò tích cực của thanh niên trong việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển thanh niên trong giai đoạn 2012-2020 nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, thể hiện qua các mục tiêu, chỉ tiêu của giai đoạn này cơ bản được đáp ứng và hoàn thành.

Bên cạnh đó trong chương 2 cũng đã đưa ra được những hạn chế, khó khăn đồng thời chỉ ra nguyên nhân của việc thực hiện chính sách phát triển thanh niên ở tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG

THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2030

3.1. Bối cảnh chung và tình hình thanh niên Đắk Lắk

Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành và toàn xã hội ngày càng quan tâm, tạo điều kiện chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên nhằm mục tiêu phát triển toàn diện thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước; ban hành các cơ chế, chính sách bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ và sự tham gia của thanh niên vào các lĩnh vực của đời sống xã hội; huy động thanh niên tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay là nguồn nhân lực trẻ, được tiếp cận và thụ hưởng nền văn hóa, giáo dục hiện đại, thanh niên ngày càng nhận thức rõ hơn về nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội; giữ vững và phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc; vững vàng về bản lĩnh, tự tin, năng động, sáng tạo; tích cực, chủ động trong học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng, có khát vọng và ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp; tham gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội; sẵn sàng xung kích, tình nguyện đến những địa bàn khó khăn, gian khổ của đất nước để rèn luyện, cống hiến và trưởng thành nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước, góp phần hình thành thế hệ công dân Việt Nam toàn cầu mới. Với số lượng hơn 450.000 thanh niên trong dân số toàn tỉnh Đắk Lắk, đây sẽ là lực lượng trẻ, khỏe, có trí tuệ và sáng tạo, là nguồn nhân lực dồi dào và sung sức trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Đại đa số thanh niên Đắk Lắk có nhận thức đúng đắn, phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức công

dân, tin tưởng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; sẵn sàng xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, có trách nhiệm với gia đình và xã hội; có trình độ học vấn và chuyên môn ngày một cao hơn, có khát khao lập thân, lập nghiệp; có nhu cầu và nguyện vọng được học tập nâng cao trình độ, được vui chơi giải trí lành mạnh để phát triển về thể chất và tâm hồn; mong muốn có nghề nghiệp, việc làm ổn định, lao động sản xuất để thoát nghèo làm giàu cho gia đình và xã hội, cống hiến sức trẻ cho tiến trình phát triển của tỉnh nhà. Đảng ta tiếp tục khẳng định thanh niên và công tác thanh niên có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng và to lớn, là vấn đề sống còn của dân tộc. Trong thời gian tới, dự báo xu hướng lớn của thanh niên tỉnh Đắk Lắk vẫn là nhu cầu nghề nghiệp và việc làm, nhu cầu khởi nghiệp, nhu cầu vui chơi giải trí và được làm việc trong môi trường an toàn, có cơ hội cống hiến và trưởng thành; xu hướng thanh niên đi xuất khẩu lao động có nhiều xu hướng tăng.

Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa dời truyền thống văn hóa dân tộc; thiếu tự tin, thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng trong cuộc sống; tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên và xu hướng dịch chuyển thanh niên từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp; công tác mở rộng đoàn kết, tập hợp thanh niên và công tác phát triển tổ chức đoàn, hội trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

3.2. Mục tiêu và phương hướng thực hiện chính sách đối với thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030 niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030

3.2.1. Mục tiêu

Xây dựng thế hệ thanh niên tỉnh Đắk Lắk phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, tự hào dân tộc; có đạo đức, ý thức công dân, có lý tưởng, hoài bão; có sức khỏe và lối sống lành mạnh; có văn hóa, kiến thức, trình độ học vấn, kỹ năng sống, nghề nghiệp và việc làm; có ý chí lập thân, lập nghiệp, năng động, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ; phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển nhanh và bền vững của đất nước và hội nhập quốc tế. Phát huy và nâng cao tính xung kích, tình nguyện, vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể và một số chỉ tiêu chủ yếu

* Mục tiêu 1: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên; tạo điều kiện để thanh niên được tư vấn, hỗ trợ pháp lý.

- Hằng năm, 100% thanh niên trong lực lượng vũ trang, thanh niên công chức, viên chức, thanh niên học sinh và sinh viên; 70% thanh niên nông thôn, đô thị thường xuyên được tuyên truyền, phổ biến, học tập nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến thanh niên.

- Hằng năm, 70% thanh niên lao động ở các khu công nghiệp, khu kinh tế, 60% thanh niên lao động tự do thường xuyên được tìm hiểu chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đời sống, học tập và việc làm của thanh niên; 60% thanh niên nông thôn, thanh niên vùng dân tộc thiểu số được cung cấp thông tin về tư vấn, hỗ trợ pháp lý.

- Hằng năm, 60% thanh niên thuộc nhóm dễ bị tổn thương được tìm hiểu chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến thanh niên.

- Đến năm 2030, có ít nhất 70% thanh niên được tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các ứng dụng pháp luật trực tuyến, mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng.

* Mục tiêu 2: Tạo điều kiện để thanh niên được bình đẳng về cơ hội học tập, nghiên cứu và làm chủ khoa học, công nghệ; giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa, học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sống cho thanh niên.

- Hằng năm, 100% thanh niên là học sinh, sinh viên được giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và kỹ năng sống; 80% thanh niên tốt nghiệp trung học phổ thông kết hợp dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

- Hằng năm, 70% thanh niên; 90% thanh niên là học sinh trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được trang bị kiến thức, kỹ năng về sức khỏe, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới.

- Đến năm 2030, 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông và tương đương; 80% thanh niên vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Đến năm 2030, tăng 15% số thanh niên được ứng dụng, triển khai ý tưởng sáng tạo, công trình nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và đời sống so với năm 2020; tăng 15% số công trình khoa học và công nghệ do thanh niên chủ trì so với năm 2020; tăng 10% số thanh niên làm việc trong các tổ chức khoa học, công nghệ so với năm 2020.

- Hằng năm, 30% thanh niên là cán bộ, công chức trẻ được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý nhà nước.

* Mục tiêu 3: Chú trọng đào tạo nghề và tạo việc làm bền vững cho thanh niên; phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

- Hằng năm, trên 80% thanh niên được tư vấn hướng nghiệp và việc làm; 60% thanh niên được đào tạo nghề và tạo việc làm, ưu tiên việc làm tại chỗ; 10% thanh niên được giải quyết việc làm.

- Đến năm 2030, 100% học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp được giáo dục hướng nghiệp, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách đối với thanh niên trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)