Tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở thành phố hà nội (Trang 46 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Tỉnh Thừa Thiên Huế

Những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trương của Trung ương, nhất là Kết luận số 48-KL/TW và Thông báo 175-TB/TW của Bộ Chính trị, đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương nhằm phát triển kinh tế du lịch theo hướng nhanh và bền vững.

Một trong các chủ trương của lãnh đạo tỉnh để đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững là quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi, tạo cơ chế thông thoáng để thu hút đầu tư vào du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngoài các chính sách ưu đãi chung của Chính phủ, Tỉnh đã ban hành các chính sách thu hút, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh với những nội dung nổi bật như: về giá thuê đất, thuê mặt nước; về miễn giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; quan tâm tháo gỡ, giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đang hoạt động trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền, tạo điều kiện tốt nhất cho

36

các dự án đi vào hoạt động; công khai danh mục dự án kêu gọi đầu tư nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư...

Ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã chú trọng việc xây dựng sự liên kết của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, cơ quan bảo tồn, các công ty du lịch, hãng lữ hành, các tổ chức phi chính phủ, và đặc biệt là cộng đồng địa phương và khách du lịch trong quá trình thực hiện công tác quản lý, điều hành hoạt động du lịch. Từ đó, cộng đồng địa phương, các đối tác liên quan và du khách có trách nhiệm bảo vệ các tài nguyên văn hóa, thiên nhiên của địa phương. Việc kết hợp giữa việc khai thác hệ thống di sản Cố đô Huế, các bảo tàng, các hoạt động lễ hội, và đời sống văn hóa của cộng đồng sẽ nâng tầm các sản phẩm du lịch tại Thừa Thiên Huế và thu hút khách du lịch đến Huế.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở thành phố hà nội (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w