Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KIẾN TẬP QUAN SÁT BỘ PHẬN KINH DOANH (Trang 32 - 34)

5. Bố cục kiến tập

3.3.Bài học kinh nghiệm

Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số tại thị trường Việt Nam. Được tham gia học hỏi về quy trình làm việc tại đây là một vinh dự lớn đối với một sinh viên như em. Quá trình tham gia kiến tập tại công ty đã giúp ích cho em rất nhiều trong việc trau dồi thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm về ngành học.

Được tham gia và được đào tạo về quy trình bán hàng tại công ty giúp em có một cái nhìn khác hơn về việc tiếp cận cũng như giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Việc bán hàng không chỉ dừng lại ở việc bán được sản phẩm, mà còn là cả một quá trình học hỏi về sản phẩm mình bán. Hiểu về sản phẩm, hiểu về khách hàng, hiểu về thị trường là những điều mà em học được khi muốn bán sản phẩm tại FSI. “ Không bán thứ mình có mà hãy bán thứ khách hàng cần”, nắm được nhu cầu khách hàng là điều kiện tiên quyết để bán được sản phẩm. Và để có được những kỹ năng bán hàng như vậy cần một quá trình đào tạo bài bản cũng như tích góp từ những kinh nghiệm thực tiễn, FSI đã làm rất tốt khi xây dựng được cho mình một quy trình chuẩn mực để đào tạo cũng như hỗ trợ sales trong công việc bán hàng. Chính sự chỉnh chu trong công tác quản lý này đã giúp FSI phát triển không ngừng trong thời gian qua.

Cơ cấu tổ chức tại FSI được xây dựng từ trên xuống dưới, có tổ chức hệ thống, cũng như phân quyền rõ ràng chức năng của từng bộ phận. Mỗi phòng ban hoạt động độc lập nhưng kiểm soát công việc vẫn quy về một cấp lãnh đạo. Chính

hệ thống quản lý này, tạo cho nhân viên một tâm lý thoải mái, không bị gò bó bởi các cấp lãnh đạo nhưng vẫn phải theo nguyên tắc chuẩn mực nhất định, từ đó thể hiện được hết khả năng, phẩm chất năng lực của mình, góp phần vào sự phát triển chung của công ty.

Để có một dự án thành công, điều quan trọng là phải có thời gian để xác định nhu cầu của khách hàng và phạm vi của dự án. Thành lập một nhóm, xác định vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân, đồng thời duy trì các đường dây liên lạc cởi mở trong suốt vòng đời của dự án. Cơ cấu nhóm đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của một công ty. Điều quan trọng là các nhóm phải có một môi trường hòa hợp, vì nó dẫn đến sự hiểu biết và chấp nhận từ tất cả các thành viên trong nhóm. Tại doanh nghiệp của mình, FSI đã xây dựng thành công một tổ chức gắn kết và hài hòa với nhau. Khi được làm việc chung với mọi người, em cảm nhận được sự thân thiết, hòa động giữa các thành viên trong bộ phận nói riêng và nhân viên công ty nói chung. Mọi người dễ dàng chia sẻ và hỗ trợ nhau trong công việc. Ngoài những công việc chính tại công ty, sau giờ làm, tại công ty vẫn tổ chức những minigame để mọi người tại từng bộ phận cùng tham gia và có cơ cấu giải thưởng nhất định. Chính những điều như vậy đã tạo cho FSI một văn hóa doanh nghiệp bền vững, làm nên nhiều thành công nhất định.

Văn hóa của một công ty là yếu tố không thể thiếu đối với sự thành công của nó. Một nền văn hóa gắn kết, mạnh mẽ có thể dẫn đến sự gắn bó của nhân viên và lòng trung thành của khách hàng tốt hơn. Khi một công ty có một nền văn hóa tích cực và cởi mở, nó có thể mang lại cho họ lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Profile của công ty FSI năm 2021. 2. https://fsivietnam.com.vn/

3. Sổ tay nhân viên công ty FSI năm 2021. 4. Báo cáo tài chính công ty FSI năm 2018. 5. Báo cáo tài chính công ty FSI năm 2019. 6. Báo cáo tài chính công ty FSI năm 2020.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KIẾN TẬP QUAN SÁT BỘ PHẬN KINH DOANH (Trang 32 - 34)