Chức năng cơ bản của tấm chạy:
Tấm chạy có chức năng ép phẳng vật liệu khi khuôn trên ép chặt xuống khuôn dưới và kẹp chặt liệu khi cắt.
Các kiểu tấm chạy có thể sử dụng trong thiết kế như sau:
Kiểu 1: Cứng (không chuyển động) hở (hình 3.41):
Loại này là loại cổ điển thường dùng cho máy dập cóc và trong sản xuất hàng loạt nhỏ dùng trong cắt hình thô.Loại này làm việc không an toàn.
Kiểu 2: Cứng (kín) (hình 3.42):
Loại này dùng trong khuôn dập có các tấm dẫn hướng, dùng gỡ sản phẩm trong cụm khuôn đồng thời làm nhiệm vụ dẫn hướng cho chày.Loại này an toàn khi làm việc.
Hình 3.41 Tấm chạy cứng hở. Hình 3.42: Tấm chạy cứng (kín)
Kiểu 3: Loại di động có lo xo ở trên (hình 3.43):
Kiểu này làm việc trong các khuôn dập có trụ dẫn hướng. Dùng khi cắt hình những chi tiết lớn làm bằng vật liệu mỏng có tấm chặn phôi hay có thể dùng cho khuôn dập liên hoàn.
Kiểu 4: Loại di động có lo xo hoặc cócao su ở dưới (hình 3.44):
Dùng trong khuôn dập có các trụ dẫn hướng để cắt hình những vật liệu mỏng, cắt hình những chi tiết lớn hoặc cắt hình và đột lỗ liên hợp cả những chi tiết lớn, cả những chi tiết nhỏ trong khuôn dập liên hoàn. Có thể dùng lò xo hoặc cao su đệm ở dưới tùy theo loại vật liệu cũng như là chi tiết sản phẩm.
Hình 3.43: Tấm chạy có lò xo. Hình 3.44: Tấm chạy có cao su.
Kiểu 5: Loại di dộng có cao su ở trên.
Kiểu này dùng trong sản xuất hàng loạt chủ yếu dùng trong khuôn đột lỗ nhiềuchày hoặc trong khuôn cắt hình hở đối với những chi tiết lớn.
Kiểu 6: Loại di động dùng đệm.
Dùng trong các khuôn dập có bố trí trụ dẫn hướng, bên dưới có bố trí đệm hoặc trong khuôn dập dùng trên các máy có đột hơi bằng không khí nén.Dung cho khuôn có lò xo ở dưới và cho khuôn lận sâu.
Hình 3.45: Tấm chạy có cao su Hình 3.46: Tấm chạy dùng đệm
Kiểu 7: Loại di động dẫn hướng A (hình 3.47):
Kiểu này dùng trong các khuôn đột các chi tiết rỗng cũ như trong các khuôn dập ép chảy nguội theo phương pháp ngược. Công dụng: Dùng chày ngắn hơn và tăng chiều cao làm việc để lấy chi tiết một cách tự do.
Kiểu 8: Loại di động dẫn hướng B (hình 3.48):
Kiểu này dùng để gỡ vật liệu và là tấm dẫn hướng cho chày. Được ứng dụng trong các khuôn dập có các chày mảnh và dài, phi tiêu chuẩn.
Hình 3.47: Tấm chạy có dẫn hướng A. Hình 3.48: Tấm chạy có dẫn hướng B.
Kiểu 9: Loại tác dụng hút (hình 3.49):
Để nâng và giữ những chi tiết lớn đã được cắt. Các chi tiết này được chuyển đến thiết bị hất đẩy di động.
Kiểu 10: Loại vòng ghép đàn hồi (hình 3.50):
Kiểu này dùng cho các khuôn dập vuốt mà chi tiết được rơi suốt qua lỗ cối, đối với những chi tiết có đường kính đến 100mm.
Hình 3.49: Tấm chạy tác dụng hút. Hình 3.50: Tấm chạy ghép đàn hồi.
Kết luận:
Qua quá trình phân tích sản phẩm ta chọn tấm chạy kiểu 3. Đây là loại di động có lo xo ở trên cho tấm chạy. Sử dụng lo xo có khoảng chạy lớn (độ nén lớn) bền và ổn định hơn cao su.
Tính bền và chiều dày cho tấm chạy:
Chiều dày tấm chạy được tính theo công thức [7, trang 102 ]:
h = (8 - 18).t (mm) (3.62)
Chọn độ dày tấm chạy theo kinh nghiệm 35mm (khoảng 12t). Chiều dài 373mm, chiều rộng 220mm (chọn theo tấm cối).
Tính bền cho tấm chạy theo công thức sau:
[ ]b b A P δ δ ≤ ∑ ≤ (3.63) Tấm chạy làm bằng thép SK3: [ ]b b kg mm x x A P δ δ ≤ ∑ = =293,022( / )≤ ) 35 220 373 ( 84159 3 (3.64)