0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thiết kế cho tấm lót khuôn dưới

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ KHUÔN DẬP LIÊN HOÀN DẬP NẮP LỌC DẦU TRONG BỘ LỌC DẦU XE TOYOTA TẠI CÔNG TY OKURA BIÊN HÒA (Trang 56 -57 )

Tấm lót dưới của khuôn liên hoàn có hai tác dụng chính: chống lún và nâng cao chiều cao khuôn khi cần thiết. Có thể thiết kế khuôn dưới không cần tấm lót cũng được.

Tấm lót có tác dụng nâng độ cao của khuôn khi ta cần độ cao thích hợp của khuôn so với bàn máy, một số máy dập có độ cao khuôn theo tiêu chuẩn, một số khác bàn máy có thể điều chỉnh độ cao, khi đó tấm lót vừa có tác dụng nâng cao khuôn vừa có tác dụng chống lún cho chày.

Tùy theo chi phí gia công một bộ khuôn mà ta thiết kế thêm tấm lót hay không, một số khuôn cần tấm lót trong khi một số khuôn không cần đến tấm lót dưới. Trên bề mặt các tấm lót có phay các rãnh dài, bên trong các rãnh có khoan nhiều lỗ tròn nhỏ φ2.

Chiều dày tấm lót khuôn dưới đảm bảo bền được tính theo [7, trang 102 ]:

h = (8 - 18).t (mm) (3.53)

Tấm lót dưới có tác dụng và cần dùng tới khi lỗ cắt trên tấm cối có đường kính nhỏ dễ làm lún chày trên tấm đế. Vật liệu thường dùng làm tấm lót dưới là

SS400, độ dày khi không ảnh hưởng đến độ cao khuôn thường lấy ½- ¼ độ dày tấm cối. Như vậy, tấm lót dưới có kích thước như tấm cối và có độ dày 20mm.

Hình 3.37: Tấm lót cối.

Trên bề mặt tấm lót cối có một số lỗ taro người ta cố tình làm thông với các lỗ tròn nhỏ nói trên và vuông góc nhau 900.

Mục đích của việc làm này là tạo lỗ thông hơi cần thiết cho hai bề mặt Cối gặp nhau. Khi chày đi xuống đẩy tấm chạy đi xuống quá trình cắt liệu xảy ra, lúc này bavia sinh ra và nằm bên trong các hốc, lỗ cối. Nhờ có hơi sinh ra do tác động của hai bề mặt tiếp xúc đã đẩy bavia đi xuống tránh hư hỏng khuôn và sản phẩm do bavia gây ra.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ KHUÔN DẬP LIÊN HOÀN DẬP NẮP LỌC DẦU TRONG BỘ LỌC DẦU XE TOYOTA TẠI CÔNG TY OKURA BIÊN HÒA (Trang 56 -57 )

×