Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦACÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598397-2207-010222.htm (Trang 40 - 42)

Quy mô ngân hàng (SIZE): Quy mô ngân hàng có liên quan chặt chẽ với hiệu quả

hoạt động của các ngân hàng. Neu các ngân hàng hoạt động kinh doanh tốt, đạt lợi nhuận cao thì việc mở rộng quy mô sẽ tạo ra được nhiều cơ hội để thu hút khách hàng

từ đó nâng cao thanh khoản của ngân hang từ việc huy động được nhiều hơn tiền gửi.

Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô sẽ khien ngân hàng có thể gặp rủi ro lớn neu hoạt động kinh doanh kém hiệu quả do không đáp ứng được nhu cầu tất toán các khoản tiền gửi hay thanh toán các khoản nợ đến hạn của ngân hàng. Do đó việc mở rộng quy mô ngân hàng có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đen rủi ro thanh khoản tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng đó. Chính vì vậy, các nghiên

cứu đã cho thấy các kết quả khác nhau về sự tác động của quy mô ngân hàng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Về lý thuyết kinh tế quy mô, ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì sẽ có thanh khoản tốt hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng lớn lại có lợi thế hơn khi tiếp cận với thị trường liên ngân hàng hay được hỗ trợ thanh khoản từ phía “Người cho vay cuối cùng (Vodova. P, 2013). Từ những lý thuyết, lập luận và kết quả nghiên cứu ở trên tác giả đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa quy mô và rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy tác giả đề xuất:

Giả thuyết (H1): Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Hệ số phản ánh hiệu quả quản trị của ngân hàng trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Để dự phòng trong các trường hợp rút tiền đột ngột, ngân hàng thường dự trữ các loại tài sản thanh khoản

ở một mức phù hợp. Trong thực tế, tài sản có tính thanh khoản cao thường mang lại ít lợi nhuận cho ngân hàng. Từ những kết quả nghiên cứu ở trên tác giả kỳ vọng

- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP): Ngân hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và nợ vay để

tài trợ hoạt động kinh doanh của mình, khác với nợ vay mang tính chất phải hoàn trả thì nguồn vốn chủ sở hữu được xem là nguồn quỹ tự có của ngân hàng, đại diện cho khả năng tự chống đỡ khi có rủi ro xảy ra. Các ngân hàng vốn càng lớn có xu hướng nắm giữ tài sản thanh khoản ít hơn, nên rủi ro thanh khoản càng lớn và ngược lại. Do đó, tác giả kỳ vọng tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tương quan dương với rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy tác giả đề xuất:

Giả thuyết (H3): Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

- Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA): Tại Việt Nam, cũng như hệ thống ngân hàng các nền kinh tế mới nổi, các ngân hàng thường tập trung sử dụng các nguồn vốn vào hoạt động truyền thống là cho vay. Các khoản cho vay thông thường có tính thanh khoản thấp; do đó, những khoản rút tiền lớn và không được dự báo trước có thể dẫn đến việc mất thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy tác giả đề xuất:

Giả thuyết (H4): Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ xấu (NPL): Tỷ lệ này được xác định bằng cách lấy tổng nợ xấu chia tổng

dư nợ của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản vay và đối mặt với rủi ro tín dụng, ngân hàng có khả năng mất vốn, suy giảm lợi nhuận và giảm thanh khoản. Tác giả đề xuất:

Giả thuyết (H5): Tỷ lệ nợ xấu có tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản của

ngân hàng.

- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLR): Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh chất lượng của khoản cho vay hay rủi ro tín dụng, nếu chi phí dự phòng tăng cao phản ánh chất lượng của các khoản cho vay bị giảm và nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng gia tăng. Vì vậy, nghiên cứu này cũng kỳ vọng sẽ tìm ra mối

mối tương quan dương giữa tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng với rủi ro thanh khoản ngân hàng. Vì vậy tác giả đề xuất:

Giả thuyết (H6): Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦACÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598397-2207-010222.htm (Trang 40 - 42)