Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598395-2205-010212.htm (Trang 40)

Dựa trên lý thuyết về hai nhóm yếu tố nội tại ngân hàng và vĩ mô tại gây ra nợ xấu theo thời gian và trên cơ sở tham khảo các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đã trình bày ở Chương 2, mô hình khóa luận sử dụng chủ yếu đúc kết từ nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017) với đề tài “Nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam” luận án tiến sỹ kinh tế Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, Hoàng Thị Thanh Hằng, Đoàn Thanh Hà và Bùi Đan Thanh (2020) với đề tài “Factors affecting bad debt in Vietnam Commercial Banks” được đăng trên “Journal of Economics and Bussiness” Vol.3, No.2, 650-660. Các nghiên cứu này được lựa chọn dựa trên cơ sở nguồn lực về tài liệu, dữ liệu và khả năng nghiên cứu của tác giả.

Các nghiên cứu trên cho thấy các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến tỷ lệ nợ xấu bao gồm tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ, khả năng sinh lời, quy mô ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ dự phòng rủi ro, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp. Khóa luận có điểm khác biệt với các bài tham khảo trên là phạm vi nghiên cứu rộng hơn với 28 NHTMCP được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam với khoảng thời gian là 9 năm là từ 2011 đến 2019. Vì vậy, mô hình nghiên cứu có phương trình tổng quát như sau:

NPLiit= aNPLi,t-1 + βxi,t + γMt + εi,t

Trong đó:

- t và i = [1, 2,..., N] lần lượt là năm t và ngân hàng thứ i, NPLi,t là nợ xấu của ngân hàng i năm t

20

- Biến phụ thuộc NPLi t được giải thích bởi độ trễ của nó là NPLi't-1 là nợ xấu trong quá khứ, XiJ là các yếu tố đặc thù của ngân hàng i năm thứ t, Mt là ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô trong năm t.

- εi't là các sai số của ngân hàng i tại thời điểm t

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598395-2205-010212.htm (Trang 40)

w