Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598395-2205-010212.htm (Trang 75 - 78)

Thứ nhất, nâng cao lợi nhuận và khả năng sinh lời: Đa dạng hóa các kênh đầu tư để tăng doanh thu cho ngân hàng. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm phi tín dụng giao dịch bằng phương thức điện tử trên môi trường mạng với tính năng an toàn, bảo mật cao nhằm tiết kiệm chi phí giao dịch tại quầy. Công khai trên trang thông tin điện tử quy trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, cải tiến quy trình dịch vụ nhằm giảm chi phí, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Tiếp tục xem xét việc xác định mức phí cho từng loại dịch vụ, và loại bỏ các khoản phí bất hợp lý. Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ thông qua khách hàng bí mật để nâng cao chất lượng dịch vụ. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động của ngân hàng nhằm giảm tỷ trọng chi phí hoạt động trên thu

nhập hoạt động thuần. Đặc biệt, xây dựng nguồn nhân lực phù hợp với quy mô hoạt động của từng đơn vị kinh doanh nhằm phát huy tối đa năng suất lao động của người lao động.

Thứ hai, nợ xấu của quá khứ có ảnh hưởng đến nợ xấu của hiện tại, vì vậy cần giám sát, phân tích kỹ lưỡng tình hình nợ xấu của hiện tại không gây ảnh hưởng xấu hơn đến tương lai có thể khó kiểm soát. Để việc xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao thì khâu phát hiện sớm là cực kỳ quan trọng vì vậy cán bộ ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất có tác động đến chất lượng của các khoản cho vay vì họ là những người thực hiện toàn bộ quy trình nghiệp vụ, từ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định tài sản khách hàng, giải ngân và thu hồi nợ. Cho nên, các ngân hàng nên chú ý nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ nhân viên bằng việc tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ chuyên môn, luật, trau dồi hơn kỹ năng mềm, thành thạo hơn về công nghệ. Từ đó, mọi rủi ro trong từng bước tiến hành nghiệp vụ đều được phát hiện xử lý kịp thời và giảm tỷ lệ nợ xấu ở mức tối thiểu nhất có thể. Đối với khoản nợ tồn đọng từ những năm trước, phía ngân hàng cũng nên có các biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời như tích cực đôn đốc công tác thu hồi nợ từ khách hàng ở nhóm 2, xử lý dứt điểm nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro hoặc bán nợ sang cho ngân hàng khác hoặc các công ty chuyên xử lý nợ xấu như VAMC - Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Thứ ba, dự phòng rủi ro có quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng rủi ro phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Khi ngân hàng trích lập quỹ dự phòng càng cao thì nợ xấu càng tăng nghĩa là khả năng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng đó kém. Vì vậy, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cần phải được căn cứ vào việc phân loại nợ phù hợp và thực hiện đầy đủ đối với NHTM. Các khoản nợ tồn đọng đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro cần chủ động tìm mọi biện pháp để thu hồi. Cải thiện danh mục, ưu tiên mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ngoài quốc doanh; giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Theo

Ozili (2017), trích lập quỹ dự phòng đầy đủ và phù hợp sẽ giúp cho các ngân hàng tránh được những rủi ro tối thiểu nhất về các khoản vay ,đồng thời đảm bảo cho các ngân hàng tránh được những tình huống ngoài ý muốn.

Thứ tư, tỷ lệ an toàn vốn được chứng minh là có tác động ngược chiều với nợ xấu. Khi tỷ lệ an toàn vốn tăng thì nợ xấu sẽ giảm và phù hợp với giả thuyết “Rủi ro đạo đức”, yếu tố đạo đức cũng là một phần gây ảnh hưởng dẫn đến nợ xấu của các NHTM. Theo Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017), Nợ xấu gia tăng cộng với suy giảm trong giá trị thế chấp sẽ gia tăng sự thận trọng của các ngân hàng và dẫn đến thắt chặt việc mở rộng tín dụng, hay làm giảm tăng trưởng tín dụng. Điều này có nghĩa là khi nợ xấu gia tăng sẽ làm giảm hiệu quả an toàn vốn và hạn chế tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam. Hơn nữa, nợ xấu cao cũng sẽ ảnh hưởng đến vốn ngân hàng và giới hạn khả năng tiếp cận tài chính của các ngân hàng. Hiện nay, Việt Nam và một số nước phát triển trên thế giới vẫn áp dụng tiêu chuẩn Basel III. Tiêu chuẩn này có lợi ích về mặt quản lý rủi ro. Khi ngân hàng có quy trình, phương pháp quản lý rủi ro tốt hơn và ứng dụng chặt chẽ phân tích rủi ro trong các quyết định kinh doanh sẽ có sự chủ động hơn trong phòng ngừa các rủi ro có khả năng phát sinh và đảm bảo khả năng tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Khi tuân thủ theo Basel III thì xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng sẽ cao hơn, dẫn đến các chi phí huy động cũng rẻ hơn, không chỉ có lợi cho ngân hàng mà còn cho đất nước tăng thêm mức độ tín nhiệm trong mắt các nhà đầu tư quốc tế và thu hút nhiều dòng vốn FDI hơn.

Thứ năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng có tác động đến tỷ lệ nợ xấu. Qua kết quả ước lượng cho thấy, tốc độ tăng trưởng có quan hệ cùng chiêu với nợ xấu. Trong tình hình hiện nay, với tình trạng tăng trưởng tín dụng thấp đồng nghĩa với việc lượng cung tiền đưa vào lưu thông nền kinh tế bị hạn chế và gây ra nhiều khó khăn cho những cá nhân hoặc tổ chức muốn tiếp cận nguồn vay. Vì vậy, các ngân hàng phải có chương trình hoặc chính sánh huy động vốn tiền gửi tốt, điều chỉnh lãi suất phù hợp để thu hút thêm nhiều khách hàng. Các ngân hàng cần xây dựng và hoàn thiện hơn về chính sách cấp tín dụng để tăng cường chất lượng khỏan vay phù hợp với chuẩn

mực quốc tế. Với mục tiêu là phát triển hoạt động kinh doanh, các NHTMCP tại Việt Nam cần cân nhắc tăng trưởng tín dụng một cách thận trọng và bền vững đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản do đó các NHTM Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức tăng nhưng vẫn hạn chế gia tăng nợ xấu. Năng suất lao động giảm cũng là một phần khiến tăng trưởng tín dụng ở mức thấp do đó chính phủ cần có những chính sách xây dựng môi trường làm việc năng động thu hút nhân tài và hội nhập kinh tế toàn cầu tốt, lúc đó ngân hàng sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn hơn tạo điều kiện để cho cá nhân và doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, mở rộng sản xuất kinh doanh làm thúc đẩy cầu tín dụng góp phần giảm thiểu nợ xấu.

Thứ sáu, chính phủ cần có những chính sách làm giảm tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Cả hai yếu tố này qua nghiên cứu trên đều có tỷ lệ thuận với nợ xấu. Lạm

phát và thất nghiệp luôn là những vấn đề đau đầu mà các nước trên thế giới phải tìm cách kiểm soát ở mức thấp nhất. Vì khi lạm phát và thất nghiệp tăng cao đến mức không thể kiểm soát thì sẽ kéo theo tình hình chính trị xã hội bất ổn, toàn bộ nền kinh

tế của đất nước đến bờ vực sụp đổ và nợ xấu của các ngân hàng cũng sẽ tăng nhanh có thể gây ra tình trạng phá sản.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598395-2205-010212.htm (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w