Tỷ lệ nợ xấu năm trước (NPLt-1): Từ Bảng 4.8 có thể thấy nợ xấu trong
quá
khứ có tác động cùng chiều với nợ xấu hiện tại và đúng như kì vọng. Với ý nghĩa 5% thì hệ số hồi quy của độ trễ 1 năm của nợ xấu có mối tương quan dương. Trong điều kiện tất cả các yếu tố khác không đổi, khi nợ xấu trong quá khứ (NPLt1) tăng 1 đơn vị, làm cho biến NPLt tăng 0.6806486 đơn vị thì sẽ làm cho nợ xấu hiện tại (NPL) tăng lên. Khi nợ xấu có xu hướng tăng ở năm trước sẽ kéo theo năm sau tăng và ngược lại. Điều này cho ta thấy là nợ xấu có ảnh hưởng lâu dài đối với NHTM.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR): Có mối tương quan thuận với tỷ lệ
nợ phải thu khó đòi trong cùng kỳ. Kết quả này trùng với kỳ vọng ban đầu của tác giả
cũng như kết quả của Boudriga và cộng sự (2009). Tương quan thuận cho thấy khi ngân hàng trích lập dự phòng cao thì tỷ lệ nợ xấu cao cụ thể khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ nợ xấu hiện tai tăng 0.007873 đơn vị. Kết quả này được lý giải là do việc trích lập dự phòng cao cho thấy trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng
chưa cao, công tác giám sát cấp tín dụng và quản lý nợ của các ngân hàng thương mại
chưa tốt nên tỷ lệ nợ xấu cao.
Tỷ lệ an toàn vốn ngân hàng (ETA): Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
tác động ngược chiều với nợ xấu. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ an toàn vốn ngân hàng tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ nợ xấu giảm 0.06305 đơn vị với mức ý nghĩa 1% phù hợp với giả thuyết rủi ro đạo đức của Keeton và Morris (1987). Theo
Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017), khi 1 NHTM có vốn chủ sở hữu thấp thì khiến cho hệ số an toàn vốn giảm do nguồn vốn không đủ bù đắp rủi ro. Vì vậy, ngân hàng nào có mức vốn hóa cao thì có khả năng đa dạng hóa các khoản vay tốt hơn đồng thời
sẽ giảm 0.0265 đơn vị. Keeton (1999) đã đưa ra một giả thuyết “Chính sách tín dụng có tính chu kỳ” rằng nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng là do cung hay cầu tín dụng thì tăng trưởng tín dụng có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro tín dụng. Khi một ngân hàng có kết quả kinh doanh tăng trưởng cao, ngân hàng đó thông thường sẽ hạ lãi suất và nới lỏng một số điều kiện cho vay thì ngân hàng này đang kích thích cung cho vay. Việc này có thể sẽ dẫn đến các khoản vay có chất lượng thấp vì không đảm bảo được khách hàng có thể trả được nợ cho ngân hàng được hay không khi một biến cố xảy ra ngoài ý muốn. Ngược lại, khi ngân hàng đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn thì cũng sẽ gây ra làm chậm tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vay của khách hàng giảm từ đó gia tăng nợ xấu.
Tỷ lệ lạm phát (INF): Có quan hệ cùng chiều với nợ xấu, điều này đúng với
kỳ vọng ban đầu. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lạm phát tăng 1 đơn vị thì nợ xấu tăng 0.0544402 đơn vị. Mối tương quan này giống với giả thuyết của Fofack (2005) “Kém may mắn “. Khi tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế tăng cao, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho người đi vay và khả năng trả nợ giảm dần từ đó làm gia tăng nợ xấu. Tại Việt Nam, tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu là 5.73%, với mức tăng cao nhất là 18.68% vào năm 2011. Đây là tỷ lệ cao gây gia tăng nợ xấu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Hình 4.3 : Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2011-2019 20.00% 18.00% 16.00% 14.00% 12.00% 10.00% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00% 2010 ⅜ Tỷ lệ nợ xấu ⅜ INF
Nguồn: Thống kê từ dữ liệu
Tỷ lệ thất nghiệp (UNR): Có tác động trực tiếp đến kênh tín dụng khách hàng
cá nhân của các NHTM. Khi có tương quan cùng chiều với nợ xấu. Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng 1 đơn vị thì nợ xấu tăng 0.4385 đơn vị. Điều này thì khá là dễ hiểu, khi một cá nhân khách hàng mất việc làm thì sẽ không có thu nhập đủ để trả nợ cho ngân hàng từ đó ngân hàng không có khả năng thu hồi được các khoản nợ rồi dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng. Điều này đúng với kỳ vọng ban đầu với các nghiên cứu trước của Klein (2013), Filip (2015), Marki và các cộng sự (2014).
Hình 4.4 : Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2019 6.00% 5.00% 4.00% 3.00% 2.00% _ _ __β, 1.00% > > 0.00% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 ⅜ Tỷ lệ nợ xấu 9 UNR
Nguồn: Thống kê từ dữ liệu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4•
Nội dung chương 4 của khóa luận đã xác định các yếu tố tác động đến nợ xấu thông qua số liệu của 28 NHTMCP trong giai đoạn 2011-2019. Khóa luận đã kiểm tra các hiện tượng mô hình như là đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan. Thông qua phương pháp ước lượng GLS và GMM đã kiểm định các yếu tố nội tại trong ngân hàng và các yếu tố vĩ mô trong nợ xấu hiện tại. Từ kết quả trên ta thấy có 6 biến có ý nghĩa thống kê và đúng với kỳ vọng ban đầu. Trong đó các biến như tỷ lệ nợ xấu năm trước, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp là có cùng chiều với nợ xấu. Và tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng lại có tương quan âm với nợ xấu. Như vậy, nguyên nhân tác động đến nợ xấu đã xác định rõ và chương này là tiền đề để khóa luận nêu ra các giải pháp và gợi ý các chính sách nhằm quản lý nợ xấu tốt hơn cho các NHTM Việt Nam trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KHUYÊN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỚ PHẦN TẠI
VIỆT NAM
•
Giới thiệu
Nợ xấu được đánh giá là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà các TCTD cũng như các NHTM Việt Nam cần phải kiểm soát. Chương này đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài, những hạn chế và hướng phát triển tiếp theo. Từ đó đưa ra những khuyến nghị cho các ngân hàng thương mại Việt Nam để giảm thiểu nợ xấu và gia tăng hiệu quả kinh doanh.